Làm sao để xác định thực phẩm biến đổi gien có an toàn với người dùng không là tranh cãi dài vẫn chưa có lời giải đáp.
Kiến thức - Học thuật

Tranh cãi về cách kiểm tra an toàn với thực phẩm biến đổi gien

Anh Tú 15/10/2024 06:22

Làm sao để xác định thực phẩm biến đổi gien có an toàn với người dùng không là tranh cãi dài vẫn chưa có lời giải đáp.

Kỳ trước: Thực phẩm biến đổi gien trong hành trình tìm kiếm sự thừa nhận

genetic-food.jpg
Thực phẩm biến đổi gien gặp nhiều thử thách và trắc trở

Các nơi khác trên thế giới đã có cách tiếp cận khác. Mỹ đã chia quy định về thực phẩm biến đổi gien (GMO) giữa Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, Cơ quan Bảo vệ Môi trường và Bộ Nông nghiệp. Tiền đề của chính phủ là bản thân công nghệ sinh học không gây hại. Do vậy, người Mỹ chỉ xét các sản phẩm cuối cùng thay vì quy trình kỹ thuật di truyền - ngược lại với cách tiếp cận của châu Âu.

Cách tiếp cận trái ngược giữa Mỹ và châu Âu

Theo nhà tâm lý học Hallman, vấn đề đối với công chúng là "những người hiểu biết nhất về các sản phẩm này có xu hướng là những người ít được người tiêu dùng tin tưởng nhất. Các công ty tham gia sản xuất chúng đã bị coi là quỷ dữ".

Để cải thiện tính minh bạch giúp người tiêu dùng, chính phủ Mỹ vào năm 2022 bắt đầu yêu cầu rằng thực phẩm biến đổi gien phải được dán nhãn là "biến đổi gien", nhưng chỉ khi DNA đã biến đổi có trong sản phẩm cuối cùng. Điều này có nghĩa là đường từ củ cải đường biến đổi gien và dầu hạt cải từ hạt cải biến đổi gien không cần phải dán nhãn, vì đường và dầu không có DNA.

Gần đây hơn, vào tháng 5.2024, ba cơ quan của Mỹ đã công bố một kế hoạch chung làm rõ quy định và giám sát đối với các sản phẩm công nghệ sinh học. Họ sẽ lập một trang web thống nhất về quy định công nghệ sinh học để công bố các quy định mạch lạc và minh bạch hơn đồng thời củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào quy trình quản lý. Điều này tuân theo hướng dẫn của FDA vào tháng 2.2024 về cách nhà phát triển thực vật biến đổi gien có thể thông báo cho cơ quan quản lý về các bước họ đã thực hiện để đảm bảo rằng các sản phẩm tạo ra là an toàn.

Những nỗ lực của châu Âu nhằm mở rộng cánh cửa cho các loại thực phẩm được sản xuất bằng kỹ thuật biến đổi gien mới (NGT) như CRISPR đã gây nhiều tranh cãi hơn. Không giống như Mỹ chỉ quản lý tính an toàn của sản phẩm cuối cùng, EU quản lý cả quá trình sửa đổi gien. Vì vậy, không rõ liệu thực phẩm được sản xuất bằng NGT như CRISPR có nên được coi là một loại GMO hay nên có các tiêu chuẩn quản lý riêng hay không.

Vào tháng 7.2023, Ủy ban châu Âu EC đã đề xuất một giải pháp trung gian bằng cách nới lỏng các hạn chế xung quanh các biến đổi gien nếu những thay đổi kết quả cũng có thể xảy ra thông qua các phương pháp lai tạo truyền thống. Điều này sẽ miễn một số sinh vật được tạo ra bằng NGT khỏi các thử nghiệm an toàn kéo dài bắt buộc đối với các GMO khác. Các loại cây có ít hơn 20 nucleotide bị biến đổi thông qua chỉnh sửa gien cũng sẽ được miễn.

Gerd Winter, một giáo sư nghiên cứu tại Đại học Bremen, đã đặt câu hỏi về đề xuất này trong một bài báo gần đây trên Tạp chí Khoa học Môi trường châu Âu có tựa đề như ông thường nhắc:"Những thay đổi nhỏ trong bộ gien có thể có tác động lớn". Do đó, ông thúc đẩy việc tiến hành đánh giá rủi ro định tính hơn là đếm số lượng sửa đổi.

Nhà thực vật Brambilla từ Đại học Milan đồng ý với đề xuất của Winter. Bà khẳng định: "Theo quan điểm khoa học, 30 năm trước, chúng ta không có đủ công cụ để nói rằng bộ gien thực sự an toàn. Bây giờ, chúng ta có khả năng giải trình tự bộ gien và kiểm tra những gì đã xảy ra".

Còn lâu thực phẩm biến đổi gien mới lên bàn ăn

Nhưng đối với các nhà lập pháp, điểm mấu chốt đã được chứng minh là bằng sáng chế. Luật pháp châu Âu không cho phép cấp bằng sáng chế đối với các loại cây trồng được tạo ra bằng phương pháp lai tạo truyền thống. Tuy nhiên, những thay đổi do Ủy ban châu Âu đề xuất nếu được thông qua sẽ cho phép cấp bằng sáng chế đối với hạt giống được tạo ra bằng NGT.

Những người ủng hộ dự luật cho rằng việc bảo vệ bằng sáng chế là cần thiết để khuyến khích đổi mới trong các lĩnh vực quan trọng như tính bền vững và biến đổi khí hậu. Nhưng phần lớn các thành viên quốc hội châu Âu không muốn NGT được cấp bảo hộ sáng chế bằng cách viện dẫn tình hình hiện tại ở Mỹ, nơi một số công ty lớn thống trị thị trường hạt giống biên đổi gien.

Purnhagien cho biết những lo ngại này cuối cùng đã nhấn chìm sự chấp thuận của cơ quan lập pháp châu Âu đối với đề xuất năm 2023. Liệu những người ủng hộ có cố gắng khôi phục các sửa đổi đối với các quy tắc NGT trong phiên họp Hội đồng châu Âu tới đây hay không vẫn chưa rõ ràng. Cuộc tranh luận đó vẫn diễn ra xung quanh GMO sau 30 năm và không làm giảm bớt các định kiến thực phẩm biến đổi gien trong nền văn hóa của châu Âu và cả thái cực cảm xúc cao liên quan đến tranh cãi.

Theo Hallman, cuộc tranh luận có thể sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới. Ông nói: "Mỗi bên đều có quan điểm của mình; mỗi bên đều có một số điểm hợp lý. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, chúng ta sẽ ứng xử ra sao để không cản trở việc tạo ra các sản phẩm thực sự có lợi cho con người và môi trường, đồng thời vẫn trao cho mọi người khả năng lựa chọn những gì họ muốn ăn?".

Điều này có nghĩa là ngay cả khi giống RIS8imo của bà Brambilla chứng minh được tính an toàn và hiệu quả, người tiêu dùng châu Âu có thể sẽ không bao giờ được nếm thử món risotto được làm từ lúa do NGT tạo ra.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh cãi về cách kiểm tra an toàn với thực phẩm biến đổi gien