CNN cho biết việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để chấm điểm đang làm dấy lên tranh cãi. Có ý kiến cho rằng nên đặt tiêu chuẩn rõ ràng về vấn đề này.
Khoa học - công nghệ

Tranh cãi về việc dùng AI chấm điểm

Cẩm Bình 08/04/2024 16:32

CNN cho biết việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để chấm điểm đang làm dấy lên tranh cãi. Có ý kiến cho rằng nên đặt tiêu chuẩn rõ ràng về vấn đề này.

tranh.jpg

Khi nhận bài luận từ sinh viên, giáo sư truyền thông chiến lược Diane Gayeski (Đại học Ithaca) sẽ nhập một phần nội dung vào ChatGPT rồi yêu cầu hệ thống phê bình và đề xuất cách cải thiện.

“Cách dùng AI cho chấm điểm tốt nhất là để chúng đóng vai trò trợ giảng hoặc trợ lý nghiên cứu phụ trách xem qua bài luận đầu tiên. AI thực hiện công việc khá tốt”, theo giáo sư Gayeski.

Bà cho sinh viên xem phản hồi từ ChatGPT kèm đoạn sửa do hệ thống viết ra, đồng thời cũng chia sẻ suy nghĩ của mình. Sau đó cô trò cùng thảo luận.

Giáo sư Gayeski yêu cầu sinh viên làm như nhập bản thảo luận văn vào ChatGPT để xem phần nội dung nào có thể viết tốt hơn.

AI đang khiến giáo dục thay đổi mạnh mẽ. Công nghệ mới đem lại lợi ích thiết thực chẳng hạn như tự động hóa một số nhiệm vụ giúp tập trung thời gian cho giảng dạy, song song đó cũng tồn tại rủi ro về tính chính xác của nội dung cung cấp hoặc đạo văn.

Cả người dạy lẫn người học đều đang sử dụng AI. Giáo viên dùng loạt công cụ như ChatGPT, Writable, Grammarly, EssayGrader cho công việc chấm điểm, lập giáo án, soạn bài tập, thăm dò ý kiến, tạo video hoặc hoạt động tương tác. Học viên thì dựa vào ChatGPT hay Microsoft CoPilot (tích hợp trong bộ phần mềm Microsoft Office) tìm kiếm tài liệu, tóm tắt nội dung tài liệu cần đọc hay hỗ trợ sửa chữa bài luận.

Một số trường bắt đầu xây dựng chính sách về cách học viên sử dụng AI, nhưng lại chẳng có hướng dẫn nào áp dụng với giáo viên. Việc dùng AI để chấm điểm hoặc phê bình bài tập cũng làm dấy lên tranh cãi về đạo đức học thuật. Cả phụ huynh lẫn học viên có thể chất vấn điểm số cùng lời phê từ AI có xứng đáng với tiền bạc lẫn thời gian họ bỏ ra hay không.

Giáo sư Gayeski khuyến nghị giáo viên dựa vào AI xem xét vài yếu tố nhất định như bố cục, ngữ pháp, cách dùng từ, sau đó tự chấm điểm. Họ cũng nên cân nhắc đến chiều sâu kiến thức, sự sáng tạo trong bài luận của học viên.

Tiến sĩ Leslie Layne (Đại học Lynchburg) thừa nhận AI có cả lợi lẫn hại. Bà nhận xét việc nhập một phần nội dung bài luận của học viên vào ChatGPT có nguy cơ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đây là nguồn dữ liệu để đào tạo loạt hệ thống AI tạo sinh.

Theo bà, đặc biệt nên tránh dùng AI với luận văn thạc sĩ và luận văn tiến sĩ vì học viên có thể hy vọng công bố bài viết. Nữ tiến sĩ nhấn mạnh: “Sẽ là sai trái nếu nhập bài luận vào AI mà không cho học viên biết trước. Cần có sự đồng ý từ học viên”.

Một số giáo viên sử dụng phần mềm Writable (dựa trên ChatGPT) để chấm điểm. Phần mềm có tính năng mã hóa nên bài luận không chứa thông tin cá nhân và thông tin cũng không bị chia sẻ trực tiếp với hệ thống. Nhiều nền tảng khác như Turnitin hỗ trợ xác định bài luận do con người hay do AI viết, nhưng công cụ như vậy chưa chắc chính xác.

Vài trường đang tích cực xây dựng chính sách sử dụng AI cho cả người dạy lẫn người học, một trong số đó là Đại học Johns Hopkins. Tiến sĩ Alan Reid - thành viên ủy ban soạn thảo chính sách AI của Đại học Johns Hopkins - cho biết hệ thống AI hiện được nhiều trường dùng thực hiện công việc lập hồ sơ thăng chức hoặc bổ nhiệm, đánh giá hiệu suất làm việc và đăng tin tuyển dụng.

Phó giáo sư triết học Nicolas Frank (Đại học Lynchburg) lo ngại vẫn còn quá sớm để biết AI sẽ được ứng dụng phổ biến ra sao, cộng thêm việc một số nhà quản lý giáo dục không tham gia giảng dạy nên sẽ xây dựng nên chính sách quá đơn giản. Ông khuyến nghị trước hết xác định loạt hành vi lạm dụng AI rồi dựa trên đây hoạch định chính sách.

Bà Leidner thì cho rằng các trường đại học có thể đưa ra hướng dẫn khái quát, chẳng hạn ưu tiên minh bạch (cho học viên biết trường hợp nào AI được dùng để chấm điểm) hay xác định loại dữ liệu nào không được phép cung cấp cho AI.

Bài liên quan
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh cãi về việc dùng AI chấm điểm