Đã có nhiều tranh cãi xung quanh nội dung đoạn văn của Vũ Bằng trong cuốn "Miếng ngon Hà Nội" do Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng liên kết với NXB Dân Trí tái bản. Một luồng ý kiến cho rằng nội dung trong sách là "sai lệch" so với bản gốc, một luồng ý kiến khác cho rằng đơn vị xuất bản đã "trung thành" với nguyên bản

Tranh cãi xung quanh chi tiết 'nhạy cảm chính trị' trong 'Miếng ngon Hà Nội' của Vũ Bằng

Tiểu Vũ | 23/05/2017, 18:38

Đã có nhiều tranh cãi xung quanh nội dung đoạn văn của Vũ Bằng trong cuốn "Miếng ngon Hà Nội" do Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng liên kết với NXB Dân Trí tái bản. Một luồng ý kiến cho rằng nội dung trong sách là "sai lệch" so với bản gốc, một luồng ý kiến khác cho rằng đơn vị xuất bản đã "trung thành" với nguyên bản

Miếng ngon Hà Nội là tập tùy bút nổi tiếng của Vũ Bằng, được viết tại Hà Nội vào năm 1952, sau đó sách được sửa chữa và bổ sung ở Sài Gòn vào những năm 1956, 1958, 1959. Sách tập trung giới thiệu những món ăn đặc sản của Hà Nội cũng như cảm nhận, tâm tình và kỷ niệm của tác giả với Hà Nội thông qua các món ăn.

Miếng ngon Hà Nội của nhà văn Vũ Bằng doCông ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng liên kết với NXB Dân Trí tái bản

Thời gian gần đây cuốn sáchMiếng ngon Hà Nộiđược NXB Dân Trí cấp giấy phép cho Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng (200B3 TT. Tân Mai, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Hà Nội) ấn hành. Tuy nhiên nhà sách Minh Thắng đã tự phát hành sách trước thời gian dự kiến là cuối tháng 5. Đặc biệt trong sách của đơn vị phát hành cómột số đoạn văn được cho làsai lệch so với bản gốc trong tác phẩm của nhà văn Vũ Bằng.

Cụ thể ở trang 210trong tác phẩm của Vũ Bằng được cho là có nội dung gốc như sau: “Tôi ao ước một ngày đất nước thanh bình và thống nhất; toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ những miếng ngon Hà Nội”. Thế nhưng trong sách củaCông ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng vừa xuất bản thì lại mang nội dung khá nhạy cảm liên quan đến những vấn đề chính trị.

Trang 201-201 "Miếng ngon Hà Nội" ấn bản năm 2017 của NXB Dân Trí

Phát hiện trên đã tạo nên một cuộc tranh cãi dữ dội trong giới văn học. Hiện tại trên các diễn đàn mạng đang có hai luồng ý kiến khác nhau. Một bên chorằng nội dung trong sách là "sai lệch" so với bản gốc, một luồng ý kiến khác cho rằng đơn vị xuất bản đã "trung thành" với nguyên văn trong bản gốccủa nhà văn Vũ Bằng.

Đứng về phía ý kiến cho rằng nhà sách Minh Thắng đã "tự tiện" chỉnh sửa sai lệchnội dung câu văn của của Vũ Bằng, nhà thơ, nhà báoLê Thiếu Nhơn nêu ý kiến:"Cuốn sách Miếng ngon Hà Nộibản in đầu tiên năm 1960, Vũ Bằng viết rất chi tiết, sau đoạn kết “Ta mơ ước một ngày đất nước thanh bình, toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ hết cả những miếng ngon Hà Nội” còn chú thích “Bắt đầu viết tại Hà Nội mùa thu năm 1952, sửa chữa và viết thêm tại Sài Gòn năm 1956, 1958, 1959”.

Bản in của NXB Dân Trí, kế tiếp chương“Trước khi ngừng bút” của Vũ Bằng, lại có phần “Phụ lục: các báo phê bình Miếng ngon Hà Nộikỳ xuất bản thứ nhất” với hai bài được dẫn nguồn từ “báo Nắng Sớm số 27 ra ngày 28-10-1957” và từ “báo Tự Do số 289 ra ngày 23-12-1957”. Đoạn trích “bá đạo” nằm trong bài trên báo Nắng Sớm, nhưng không rõ tác giả. Đoạn trích trên báo Nắng Sớm đã sửa lại câu kết của Vũ Bằng! Câu hỏi đặt ra: Tại sao “Miếng ngon Hà Nội” có bản in chính thức lần đầu tiên được sự đồng ý của tác giả vào năm 1960, mà lại có bài phê bình trên báo Nắng Sớm vào ngày 28-10-1957? Đây là một tài liệu ngụy tạo, hay cuốn Miếng ngon Hà Nộicủa Vũ Bằng đã bị in lậu trước năm 1957?".

Trong khi đó nhà báo Hoàng Mạnh Hà thì có ý kiến ngược lại. ÔngHà cho rằng phía nhà sách Minh Tân đã "trung thành" với bản gốccủa Vũ Bằng vì ông có bản in của cuốn sách Miếng ngon Hà Nộiđược xuất bản từ năm 1960, trong đó lời văn tương tự như trong sách của NXB Dân Trí: "Lần tìm về xa hơn nữa, ấn bản năm 1960 có nội dung y hệt hai bản vừa kể trên. Chứng tỏ Nhà sách Minh Thắng đã rất "trung thành" với nguyên tác của Vũ Bằng, chứ không phải là "tự tiện thêm vào" như trên mạng đang suy đoán - Ông Hà nói.

Nội dung trong trang 179, của cuốn Miếng ngon Hà Nội do NXB Văn Học in năm 2012

Nhà báo Hoàng Mạnh Hà còn thắc mắc: "Ở lần xuất bản năm 2012, cũng do Nhà sách Minh Thắng liên kết xuất bản, nhưng giấy phép thì của NXB Hội Nhà văn, đoạn văn "phản động" trên cũng đã lọt lưới. Cho đến giờ này vẫn chưa ai biết. Như vậy khâu kiểm duyệt tưởng là chặt chẽ nhưng thực ra rất lỏng lẻo. Về phía độc giả, mình nghĩ nhiều người mua sách về để trưng là chính, chứ nếu đọc thì cả ngàn con mắt lẽ nào không thấy cái đoạn nguy hiểm này!"

Cuốn Miếng ngon Hà Nội XB năm 1960
Đoạn văn trong cuốn Miếng ngon Hà Nội XB năm 1960

Trước những phát hiện trên phíaNXB Dân Trí đã "phủ nhận trách nhiệm" của mình bằng cách gửigửi giải trình đến các cơ quan chức năng để chứng minh mình "trong sạch": “Chúng tôi làm đủ hồ sơ biên tập và lưu bản thảo do Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng đem đến. Nhưng đến khi sách ra, Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng đã tự sửa thành nội dung phản động”. Đại diện NXB Dân Trí nói.

Nội dung đuợc NXB Dân Trí duyệt để cấp giấy phép

Liên quan đến nộidung được cho là có đoạn vănsai lệch trong cuốn sách của Vũ Bằng của NXB Dân Trí ấn hành năm 2017,sáng 23.5, ông Chu Văn Hòa – Cục trưởng cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết cuốnMiếng ngon Hà Nộicó nội dung vi phạm về chính trị, sai lệch so với tác phẩm gốc của tác giả Vũ Bằng. Cục đã yêu cầu sở văn hóa các tỉnh, thành kiểm tra và không cho lưu hành ấn bản mới của sáchMiếng ngon Hà Nội.Cục tiến hành tịch thu, tiêu hủy các bản sách sai phạm này, đồng thờihọp với các cơ quan thẩm quyền để đưa ra quyết định xử phạt các đơn vị liên quan.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh cãi xung quanh chi tiết 'nhạy cảm chính trị' trong 'Miếng ngon Hà Nội' của Vũ Bằng