Lệnh cấm buôn bán sừng, xương và các sản phẩm từ sừng, xương ở Trung Quốc có hiệu lực kể từ năm 1993 . Nhưng giờ đây, nó sẽ không áp dụng đối với các mục đích nghiên cứu khoa học, bao gồm cả việc thu thập vật liệu di truyền, nghiên cứu và điều trị y khoa tại các bệnh viện dưới sự giám sát của các bác sĩ lành nghề.

Trung Quốc bị phản đối khi nới lỏng lệnh cấm buôn bán xương hổ và sừng tê giác

Vũ Trung Hương | 30/10/2018, 17:36

Lệnh cấm buôn bán sừng, xương và các sản phẩm từ sừng, xương ở Trung Quốc có hiệu lực kể từ năm 1993 . Nhưng giờ đây, nó sẽ không áp dụng đối với các mục đích nghiên cứu khoa học, bao gồm cả việc thu thập vật liệu di truyền, nghiên cứu và điều trị y khoa tại các bệnh viện dưới sự giám sát của các bác sĩ lành nghề.

Theo trang English.gov.cn, chính phủ Trung Quốc vừa quyết định cho phép sử dụng sừng tê giác và xương hổ cho mục đích khoa học, y tế và văn hóa, nới lỏng lệnh cấm buôn bán những bộ phận này của cơ thể động vật vốn có hiệu lực kể từ năm 1993.

Các nhà hoạt động môi trường tin rằng những biện pháp này sẽ làm tăng nhu cầu trên thị trường chợ đen về các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng và dẫn đến sự gia tăng nạn săn trộm. Một thông báo về quyết định của Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã được công bố trên trang web của cơ quan này và BBC cũng đã lên tiếng về các biện pháp đó.

Bột xương hổ và sừng tê giác được tôn sùng trong y học cổ truyền Trung Quốc, mặc dù hiện vẫn thiếu bằng chứng khẳng định hiệu quả của chúng trong việc điều trị bất kỳ loại bệnh nào. Cả hổ lẫn hầu hết các loài tê giác đều bị đe dọa tuyệt chủng: số lượng loài hổ được ước tính là 3.000 cá thể và số đầu tê giác ước khoảng 30.000.

Như đã nêu, lệnh cấm buôn bán sừng,xương và các sản phẩm từ sừng, xương ở Trung Quốc sẽ không áp dụng đối với mục đích nghiên cứu khoa học, bao gồm cả việc thu thập vật liệu di truyền cũng như nghiên cứu và điều trị y khoa tại các bệnh viện dưới sự giám sát của các bác sĩ lành nghề. Các nhà chức trách Trung Quốc hứa sẽ thống kê cẩn thận và kiểm soát việc buôn bán xương hổ và sừng tê giác. Đối với những mục đích trên, chỉ có thể sử dụng động vật nuôi trong các trang trại mà theo các chuyên gia của Quỹ thiên nhiên toàn cầu (WWF), có hơn 6.500 con hổ được nuôi nhốt tại các trang trại Trung Quốc, nhiều hơn tổng số loài này trong tự nhiên.

Các nhà hoạt động của WWF đã chỉ trích quyết định của chính quyền Trung Quốc là “một bước thụt lùi lớn trong cuộc đấu tranh bảo tồn động vật hoang dã” và kêu gọi khôi phục lại lệnh cấm năm 1993, mở rộng lệnh cấm đối với tất cả sừng và xương của động vật và sản phẩm từ xương và sừng, bất kể nguồn gốc của chúng.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
10 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc bị phản đối khi nới lỏng lệnh cấm buôn bán xương hổ và sừng tê giác