Reuters ngày 18.8 đưa tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc Bộ Quốc phòng Mỹ “đoán mò”, sau khi Lầu Năm Góc đưa tin máy bay ném bom Trung Quốc “đang tập tấn công”’ đánh các mục tiêu Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương.

Trung Quốc cáo buộc Lầu Năm Góc ‘đoán mò’ về âm mưu tấn công căn cứ Mỹ

Trần Trí | 18/08/2018, 14:34

Reuters ngày 18.8 đưa tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc Bộ Quốc phòng Mỹ “đoán mò”, sau khi Lầu Năm Góc đưa tin máy bay ném bom Trung Quốc “đang tập tấn công”’ đánh các mục tiêu Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương.

Khuya 17.8, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra tuyên bố: Lầu Năm Góc hiểu sai các ý đồ chiến lược của Trung Quốcvà Mỹ “thổi phồng cái gọi là mối đe dọa quân sự của Trung Quốc”.

Tuyên bố viết quân đội Trung Quốc (PLA) kiên quyết phản đối và đã chuyển lời phản đối nghiêm khắc đến phía Mỹ.

Máy bay ném bom Trung Quốc tập đánh bom vào căn cứMỹ

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng nêu nước này đang trên đường phát triển ôn hòa, theo đuổi một chiến lược quốc phòng, luôn là một thành viên đóng góp vào hòa bình của thế giới và bảo vệ trật tự toàn cầu.

Tuyên bố viết: “Việc PLA tăng cường hiện đại hóa nhằm bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, các quyền lợi phát triển và bảo vệ thế giới thịnh vượng, ổn định và hòa bình. Công cuộc cải tổ PLA, phát triển vũ khí và khả năng phòng vệ ở không gian mạng là chính đáng và hợp lý. Sự phê phán trong báo cáo của Mỹchỉ đơn giản là đoán mò”.

Trong báo cáo hằng năm trình Quốc hội Mỹ hôm 17.8, Lầu Năm Góc đề cập sức mạnh quân sự và các mục tiêu địa-chính trị của Trung Quốc, nêu chiến lược lớn của Bắc Kinh là phát triển khả năng của quân đội, nhằm có thể “triệt hạ” các lợi thế của Mỹ, mở rộng tầm ảnh hưởng với khu vực Thái Bình Dương, muốn khoe khoang với các cường quốc khác về khả năng của PLAđã được cải thiện: “PLA muốn chứng tỏ có khả năng đánh Mỹ và các đồng minh vàcác căn cứ quân sự ở phía tây Thái Bình Dương, gồm cả đảo Guam”.

Lầu Năm Góc cảnh báo: “Trong 3 năm qua, không quân Trung Quốc (PLAAF) nhanh chóng mở rộng phi đội ném bom ở xa bờ, có được kinh nghiệm ở những vùng biển chiến lược, máy bay ném bom “đang rèn luyện không kích” để đánh các mục tiêu Mỹ và đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương”.

Hồi tháng 8.2017, PLAAF cũng triển khai 6 chiếc máy bay ném bom H-6K vào eo biển Miyako ở phía nam Nhật Bản, rồi lần đầu tiên chúng chuyến hướng bay đến Okinawa, nơi có 47.000 quân Mỹ trú đóng.

Trung Quốc toan tính đưa nhà máy điện hạt nhân đến Biển Đông

Hồitháng 5.2018, PLAAF đã đưa máy bay ném bom H-6K đến các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây và quân sự hóa trái phép ở Biển Đông, trong một cuộc huấn luyện quân sự ở vùng biển tranh chấp này.

Về tình hình Biển Đông, Lầu Năm Góc cáo buộc Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng phi pháp, dù đã dừng cải tạo đất quy mô lớn.Lầu Năm Góc cũng cảnh báo Trung Quốc có kế hoạch đưa các nhà máy điện hạt nhân nổi đến các đảo nhân tạo xây trái phép trên Biển Đông, khu vực luôn có giông bão.

Năm 2016, báo tài chính China Securities Journal của nhà nước Trung Quốcnói nước này có thể lập 20 nhà máy điện hạt nhân ổi “để tăng tốc phát triển thương mại” của Biển Đông, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông) đưa tin.

Năm 2017, giới truyền thông Trung Quốc đưa tin một liên doanh được lậpnhằm củng cố nguồn điện hạt nhân, tương thích với tham vọng trở thành “bá chủ trên đại dương” của Bắc Kinh.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc giải thích:“Hoạt động xây dựng ôn hòa” ở Biển Đông là “quyền của một quốc gia có chủ quyền”và chỉ trích Mỹ tiến hành tuần tra thực hiện quyền tự do hàng hải (FONOP) ở khu vực này: “Chúng tôi yêu cầu phía Mỹ từ bỏ tư tưởng Chiến tranh lạnh, khách quan nhìn nhận hoạt động xây dựng quân sự phòng thủ của Trung Quốc, ngưng đưa ra các báo cáo liên quan, có những bước thực tiễn để quảng bá và vảo vệ sự phát triển ổn định trong quan hệ quân sự song phương”.

Mỹ-Trung duy trì quan hệ quân sự nhằm kéo giảm căng thẳng, nhưng hồi tháng 5, Mỹ hủy lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận quốc tế Vành đai Thái Bình Dương(RIMPAC)để phản đối Bắc Kinh hoạt động quân sự hóa và bành trướng ở Biển Đông cùng các nơi khác của Thái Bình Dương khiến Mỹ phải cảnh giác, dẫn đến sự suy thoái trong quan hệ song phương.

Báo cáo còn đề cập: “PLA có khả năng chuẩn bị thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, đồng thời ngăn chặn, trì hoãn hoặc bác bỏ bất cứ sự can thiệp nhân danh Đài Loan nào từ bên thứ ba. Nếu Mỹ can thiệp, Trung Quốc sẽ cố trì hoãn và tìm cách đánh nhanh”.

Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng viết PLA đang tăng cường hiện diện quân sự trên toàn cầu, với khoản chi quốc phòng mà Lầu Năm Góc ước tính vượt quá 190 tỉ USD trong năm 2017. Và dù sức tăng trưởng kinh tế giảm tốc, ngân sách quốc phòng chính thức của Trung Quốc sẽ là hơn 240 tỉ USD từ năm 2028.

Báo cáo cũng khẳng định chương trình chiến tranh vũ trụ của Trung Quốc đã tiến bộ nhanh: “PLA tiếp tục tăng cường khả năng chiến tranh không gian, bất chấp quan điểm chung là chống quân sự hóa vũ trụ”.

Nga-Trung kịch liệt phản đối Mỹ chi mạnh cho quốc phòng

Báo cáo của Lầu Năm Góc được đưa ravào lúc Mỹ-Trung có kế hoạch đàm phán, với hy vọng giải quyết được xung đột về thuế vốn đe dọa xảy ra một cuộc đạichiến thương mại.Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cuộc chiến tiềm năng này là cần thiết, để bảo vệ sức khỏe kinh tế dài hạn của Mỹvà buộc Bắc Kinh chấm dứt gian lận trên thị trường quốc tế.

Các chỉ huy quân sự Mỹ đã xác định mục tiêu trọng tâm là phải đối phó Trung Quốc. Mới đây, Phó tổng thống Mike Pence và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tuyên bố tham vọng từ năm 2050 sẽ lập “quân chủng không gian”, như một lực lượngthứ 6của quân đội Mỹ.

Một trong các lý lẽ ủng hộ kế hoạch này, là các đối thủ của Mỹ (gồm cả Trung Quốc) xem ra ngày càng sẵn sàng tấn công các cơ sở quân sự trong lãnh thổ Mỹ, nếu như xảy ra chiến tranh Mỹ-Trung.

Báo cáo của Lầu Năm Góc cảnh báo Trung Quốc cũng có mục tiêu tương tự. Thực tế chiến lược tổng thể của Bắc Kinhlà chống phá ưu thế kỹ thuật của Mỹ.

Tổng thống Trump ngày 13.8 cũng ký thông qua Luật Ủy nhiệm quốc phòng (NDAA) qua đó duyệt chi quân sự 716 tỉ USD cho Lầu Năm Góc để tăng cường phòng thủ trong nước và cho800 căn cứ Mỹ ở nước ngoài.

Nga và Trung Quốc lập tức phản đối khoản chi quân sự khổng lồ của Mỹ. Người phát ngôn Maria Zakharova của Bộ Ngoại giao Nga hôm 14.8 nói khoản chi này đe dọa sự ổn định của thế giới, nhằm để Mỹ duy trì sự thống trị vũ đài quốc tế bằng sức mạnh quân sự.

Bà Zakharova còn nói Nga “đang và sẽ có các giải pháp cần thiết về ngoại giao và quân sự để bảo vệ an ninh quốc gia.

Bên cạnh NDAA, Nhà Trắng còn có Chiến lược An ninh quốc gia (NSS), trong khi Lầu Năm Góc có Chiến lược Phòng vệ quốc gia (NDS) vốn đều xếp Trung Quốc và Nga là hai đối thủ chính. Mỹ đã cáo buộc Nga-Trung mở rộng hoạt động quân sự, đe dọa an ninh quốc tế.

Đáp lại, Nga-Trung lập quan hệ chính trị-quân sự thân cận, để thách đố Mỹ có biện pháp “chống Nga”, theo tuyên bố của bà Zakharova.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cáo buộc NDAA là “chĩa vào” Trung Quốc, đặc biệt liên quan vấn đề Đài Loan.

Bảo Vĩnh (theo Reuters, Washington Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
13 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc cáo buộc Lầu Năm Góc ‘đoán mò’ về âm mưu tấn công căn cứ Mỹ