Suy thoái kinh tế của Trung Quốc tiếp tục tồi tệ hơn. Điều đó có thể là nguyên nhân khiến Bắc Kinh phải xuống nước nhằm hàn gắn mối quan hệ thương mại với Mỹ và thực hiện nhiều bước hơn để kích thích nền kinh tế.

Trung Quốc chịu xuống nước trước Mỹ là vì đã 'ngấm đòn khó gượng'

17/09/2019, 10:50

Suy thoái kinh tế của Trung Quốc tiếp tục tồi tệ hơn. Điều đó có thể là nguyên nhân khiến Bắc Kinh phải xuống nước nhằm hàn gắn mối quan hệ thương mại với Mỹ và thực hiện nhiều bước hơn để kích thích nền kinh tế.

Rồng Trung Quốc đã có dấu hiệu mệt mỏi - Ảnh: Internet

Theo CNN, Trung Quốc vào thứ hai hôm qua, 16.9 đã công bố dữ liệu cho thấy sản xuất công nghiệp - một chỉ số quan trọng cho nền kinh tế Trung Quốc - chỉ tăng 4,4% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái. Đó là một bước lùi sâu hơn nếu biết mức tăng 4,8% trong tháng 7 đã là mức tăng trưởng yếu nhất trong 17 năm.

Sản xuất công nghiệp rất quan trọng vì nó đo lường sản lượng của các doanh nghiệp chủ chốt trong các lĩnh vực sản xuất, khai thác… của Trung Quốc. Con số 4,4% cũng kém xa so với mức tăng trưởng 5,2% mà các nhà phân tích dự kiến.

Các dữ liệu khác được công bố vào thứ hai hôm qua bởi Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cũng rất bi quan. Tăng trưởng doanh số bán lẻ đã chậm lại tới 7,5% trong tháng 8, giảm nhẹ so với mức tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã rơi vào tình cảnh khó khăn vì cuộc chiến thương mại với Mỹ. Trung Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức trong nước khi cố gắng ít dựa vào nợ để tăng trưởng.

Dữ liệu mới được đưa ra khi quan hệ thương mại căng thẳng của Trung Quốc với Mỹ dường như được cải thiện một chút. Trung Quốc tuần trước công bố rằng họ sẽ miễn thuế với đậu tương và thịt lợn Mỹ. Đó là bước tiến mới nhất trong một loạt các bước được cả hai nước thực hiện để hạ nhiệt trước một vòng đàm phán thương mại mới dự kiến vào đầu tháng 10.

Ken Cheung Kin Tai, chiến lược gia ngoại hối khu vực châu Á tại Ngân hàng Mizuho ở Hồng Kông, cho biết, số liệu tháng 8 phản ánh "rủi ro gia tăng đối với nền kinh tế Trung Quốc". "Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã làm dịu lập trường của mình về các cuộc đàm phán thương mại" và đưa ra các kế hoạch kích thích kinh tế trong những tuần gần đây", ông Kin Tai phân tích.

Dữ liệu yếu cũng thúc đẩy các suy đoán về cách ngân hàng trung ương của Trung Quốc sẽ tiếp tục ứng phó với tăng trưởng chậm lại, Cheung nói thêm.

Trên thực tế, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã thực hiện một số bước trong những tuần gần đây để thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Đầu tháng này, họ đã giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng dự trữ bằng cách cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần đầu tiên trong 8 tháng.

Và vào tháng 8, ngân hàng trung ương đã giảm tỷ lệ cho vay cơ bản vốn được lên khung hằng tháng nhằm hỗ trợ tăng trưởng và việc làm. Cheung cho biết các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể kéo tỷ lệ đó thấp hơn nữa theo lịch lên khung mới vào cuối tuần này.

Ở biện pháp tài chính, Trung Quốc cũng đã cho phép đồng nhân dân tệ mất giá xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ trong những tuần gần đây. Thế nhưng một loại tiền tệ yếu hơn không có khả năng bù đắp hoàn toàn các vấn đề về thuế quan trong lúc sức mua toàn cầu chững lại, Martin Lynge Rasmussen, nhà kinh tế học Trung Quốc cho biết. Ông cho rằng Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong những tháng tới.

Tommy Wu, một nhà kinh tế cấp cao của Oxford econom, cũng cho biết Trung Quốc cần phải thực hiện các bước quan trọng để ổn định tăng trưởng. Công ty của ông dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,1% trong năm nay và 5,7% vào năm 2020.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể cũng đang xem xét cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn. Ting Lu, nhà nghiên cứu kinh tế Trung Quốc từ công ty đầu tư Nomura của Nhật Bản cho biết. Ông cũng hy vọng Bắc Kinh sẽ nới lỏng các hạn chế đối với lĩnh vực bất động sản vào cuối năm nay để giúp kích thích sức mua.

Trong khi đó, các quan chức Trung Quốc cho biết họ có đủ công cụ để củng cố nền kinh tế. "Nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực suy giảm nhất định trong buối cảnh suy giảm tăng trưởng toàn cầu còn chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương gia tăng", Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga sau khi các dữ liệu trên được công bố vào hôm qua. "Nhưng nền kinh tế cũng có khả năng phục hồi lớn, tiềm năng và dư địa để điều động vẫn còn đủ", ông Lý Khắc Cường gắng tỏ ra tự tin.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc chịu xuống nước trước Mỹ là vì đã 'ngấm đòn khó gượng'