Tập đoàn Universal Alloy Corporation Asia Pte. LTD (UAC, Hoa Kỳ) sẽ bắt đầu sản xuất hơn 4.000 bộ phận hàng không vũ trụ khác nhau tại Đà Nẵng cho các chương trình máy bay Boeing 787, 777 và 737. Các sản phẩm này sẽ được xuất khẩu sang Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á.

UAC xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ tại Đà Nẵng

Lê Đình Dũng | 03/03/2019, 10:55

Tập đoàn Universal Alloy Corporation Asia Pte. LTD (UAC, Hoa Kỳ) sẽ bắt đầu sản xuất hơn 4.000 bộ phận hàng không vũ trụ khác nhau tại Đà Nẵng cho các chương trình máy bay Boeing 787, 777 và 737. Các sản phẩm này sẽ được xuất khẩu sang Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á.

Tập đoàn Universal Alloy Corporation Asia Pte. LTD (UAC, Hoa Kỳ) vừa tổ chức lễ ra mắt dự án nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Đà Nẵng Sunshine, với tổng mức đầu tư 170 triệu USD.

UAC sẽ bắt đầu sản xuất hơn 4.000 bộ phận hàng không vũ trụ khác nhau tại Đà Nẵng cho các chương trình máy bay Boeing 787, 777 và 737. Các sản phẩm này sẽ được xuất khẩu sang Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á.

Dự kiến, khi đi vào hoạt động, dự án sẽ đạt giá trị xuất khẩu 25 triệu USD vào năm 2021; 85 triệu USD vào năm 2022 và sau năm 2026 sẽ đạt giá trị xuất khẩu hơn 180 triệu USD mỗi năm. Đồng thời, nguồn nhân lực của nhà máy sẽ tăng từ 650 người vào năm 2021 đến hơn 1.000 người vào năm 2023.

Ông Jon Kevin Loebbaka, Giám đốc điều hành, đại diện UAC tại Việt Nam cho biết: Tập đoàn UAC được thành lập vào năm 1961 với tư cách là nhà sản xuất và cung cấp linh kiện hàng không toàn cầu. UAC đã thiết lập các hợp đồng dài hạn với tất cả các nhà sản xuất máy bay lớn như Boeing, Airbus, Embraer và Bombardier.

Ngày nay, UAC cung cấp các bộ phận và lắp ráp máy bay được thiết kế kỹ lưỡng cho hơn 800 công ty ở Bắc Mỹ, Châu Á, Châu Âu và Nam Mỹ. UAC có khả năng sản xuất nhiều bộ phận khác nhau từ các bộ phận rất nhỏ đến các thành phần cấu trúc phức tạp lớn, tất cả các hệ thống kẹp được tự thiết kế và sản xuất, thời gian công nghiệp hóa nhanh nhất trong ngành hàng không vũ trụ. Các sản phẩm được đo lường chính xác, các dây chuyền sản xuất đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất của ngành hàng không vũ trụ thế giới, các công đoạn sản xuất được tối ưu hóa tự động đảm bảo tính chính xác tuyệt đối.

Theo ông Kevin Loebbaka, UAC mong muốn thiết lập hợp tác chặt chẽ với các trường đại học kỹ thuật công nghệ và dạy nghề trên địa bàn Đà Nẵng cũng như các địa phương trong khu vực để đào tạo nhân viên có tay nghề cao, cam kết chất lượng theo yêu cầu của ngành hàng không vũ trụ…

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, UAC sẽ phát triển chuỗi doanh nghiệp vệ tinh cung cấp các dịch vụ công nghiệp phụ trợ như bao bì, thiết bị, vật tư tiêu hao, các công cụ nhỏ, dự kiến sẽ gián tiếp tạo thêm việc làm cho hơn 2.000 lao động.

Chia sẻ về lý do chọn Đà Nẵng để đầu tư tại lễ ra mắt dự án, ông Jon Kevin Loebbaka cho biết: Cả Boeing và Airbus đều đang thúc đẩy hoạt động sản xuất lớn hơn ở châu Á và có mối quan tâm rất lớn đến địa điểm sản xuất tương lai của UAC tại Đà Nẵng. Cùng với đó, sự kiện các hợp đồng mua tàu bay được ký kết giữa VietJet và Bamboo Airways với Boeing và Airbus vừa qua cho thấy tiềm năng phát triển sản xuất hàng không vũ trụ tại Việt Nam.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
UAC xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ tại Đà Nẵng