Đa phần những doanh nhân giàu có nổi tiếng đều gây dựng sự nghiệp từ những công việc tưởng chừng nhỏ nhặt. Một quốc gia, dân tộc muốn cường thịnh không thể không có các tập đoàn lớn, đội ngũ doanh nhân tài năng và có tinh thần dân tộc.
Góc bình luận

Vài suy nghĩ nhân ngày Doanh nhân Việt Nam

Vũ Trung Kiên 13/10/2024 10:08

Đa phần những doanh nhân giàu có nổi tiếng đều gây dựng sự nghiệp từ những công việc tưởng chừng nhỏ nhặt. Một quốc gia, dân tộc muốn cường thịnh không thể không có các tập đoàn lớn, đội ngũ doanh nhân tài năng và có tinh thần dân tộc.

Nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784) đã từng tuyên ngôn nổi tiếng: "Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng". Có lẽ vì truyền khẩu lâu năm mà bây giờ tuyên ngôn ấy đã sai lạc đi chút ít thành “phi thương bất phú”. Cụ Lê Quý Đôn nói “phi thương bất hoạt” tức muốn nói buôn bán làm cho thị trường linh hoạt, lưu thông, thế nhưng quan niệm như hiện nay nghĩ lại cũng chẳng sai chút nào.

Xuất phát từ một đất nước nông nghiệp, vừa trọng nông lại trọng nho (học hành, thi cử, làm quan) nên hầu như người Việt xa lánh và có phần coi thường việc buôn bán bởi luôn tâm niệm “dĩ nông vi bản”. Trong các nghề nghiệp xưa, người Việt đề cao nghề nông và nghề sĩ: “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Có lẽ vì vậy mà tầng lớp doanh nhân của Việt Nam xuất hiện muộn và chậm phát triển. Phải tới khi người Pháp thiết lập nền đô hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, từ đó trở đi nước ta mới bắt đầu xuất hiện lớp doanh nhân, trong đó có nhiều người giàu có nổi tiếng như Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô, Nguyễn Tấn Đời, v.v… Buổi đầu khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời, chính những doanh nhân giàu có và đầy lòng yêu nước như Trịnh Văn Bô, Đỗ Đình Thiện, Huỳnh Thiện Lộc, v.v… đã đóng góp vô cùng lớn về tài lực cho cách mạng, cho đất nước.

Một học giả đất miền Nam xưa là Vương Hồng Sển đã viết, đầu thế kỷ 20, những người Trung Quốc khăn gói lặn lội sang miền Nam Việt Nam làm ăn buôn bán. Khi mới sang, họ buôn bán bất cứ thứ gì, từ đậu phộng rang đến cá mắm, tàu hũ… Mỗi đêm nghe tiếng rao “tàu phọng zang” (đậu phộng rang) thì đó là tiếng rao của những người Trung Quốc đang cần mẫn bán hàng trong đêm. Dần dần họ thay đôi quang gánh bằng điểm bán hàng trên vỉa hè, từ vỉa hè họ có tiệm nho nhỏ, từ tiệm nho nhỏ họ có tiệm lớn và nhiều người có cả dãy lầu. Ấy vậy mà suốt bao năm nhiều người Việt vẫn không chịu học cách làm ấy và thường tỏ ý chê bai.

Sau nhiều thế kỷ, tư tưởng ấu trĩ ấy vẫn còn ngự trị trong không ít người. Người viết bài này đã từng nhận được câu hỏi về chuyện ở một đơn vị nọ người ta đưa ra cuộc họp để phê bình một công chức vì bán hàng trên mạng xã hội. Tại sao không khuyến khích mà lại phê bình một công chức bán hàng trên mạng xã hội khi họ đăng tin bán hàng ngoài giờ hành chính và trong những ngày nghỉ theo quy định? Thậm chí, ở một đơn vị, người ta còn phê phán cả giáo viên làm môi giới bất động sản ngoài ngày, giờ làm việc. Cho dù có thể không có nhu cầu để mua hàng hóa mà những người quen biết quảng cáo hay rao bán trên Zalo, Facebook, nhưng mỗi lần đọc thấy những thông tin đăng tải này, bản thân người viết thật vui và trân trọng. Tại sao ngoài giờ làm việc mỗi người lại không biết kiếm thêm thu nhập cho mình bằng cách bán hàng, môi giới chân chính. Công chức, giáo viên bán nước ép trái cây trên mạng thì đã sao? Công chức, giáo viên bán mỹ phẩm, bán đồ khô, trái cây trên mạng xã hội thì đã sao? Công chức, giáo viên làm môi giới bất động sản thì đã sao…? Xin trả lời: Thì rất tốt, rất đáng khuyến khích, hoan nghênh! Tại sao chúng ta không cổ vũ, khuyến khích những việc làm chân chính khi họ đang làm những công việc thật sự chân chính, kiếm tiền một cách chân chính và góp phần tạo cho xã hội sự vận hành trơn tru…

Trong giai đoạn cả nước chống dịch COVID-19, không khó để nhận thấy tầm quan trọng của buôn bán khi hàng hóa sản xuất ra bị ngưng trệ, không thể lưu thông. Biết bao nhiêu người đã không thể tiếp cận được hàng hóa với giá cả phải chăng do tình trạng “ngăn sông cấm chợ” (một cách chống dịch). Chỉ cần vài quyết định mở ra về lưu thông hàng hóa là ngay lập tức cuộc sống lại trở lại sinh động và đầy sức sống.

Đa phần những doanh nhân giàu có nổi tiếng đều gây dựng sự nghiệp từ những công việc tưởng chừng nhỏ nhặt. Một quốc gia, dân tộc muốn cường thịnh không thể không có các tập đoàn lớn, đội ngũ doanh nhân tài năng và có tinh thần dân tộc.

Kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam nhắc nhở mỗi chúng ta về việc phải luôn thay đổi tư duy và nhận thức.

Bài liên quan
Gặp mặt doanh nhân: Bắc Ninh sẽ định kỳ đối thoại, gỡ khó cho doanh nghiệp
Định kỳ ngày 13 hằng tháng, lãnh đạo Bắc Ninh sẽ gặp mặt, đối thoại và trực tiếp giải đáp các thắc mắc của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư trên địa bàn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Tháo gỡ 2 điểm nghẽn lớn để ĐBSCL phát triển
31 phút trước Sự kiện
Tiếp xúc cử tri Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang tập trung tháo gỡ 2 điểm nghẽn lớn của ĐBSCL về hạ tầng và nhân lực để khu vực này phát triển mạnh mẽ; đồng thời đã chỉ đạo NHNN nghiên cứu nâng gói tín dụng với nông, lâm sản lên 60.000 tỉ đồng (gấp đôi hiện nay).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vài suy nghĩ nhân ngày Doanh nhân Việt Nam