Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2022 do chính sách Zero COVID và những điều chỉnh nền kinh tế tư nhân trong nước.

Vì sao bức tranh kinh tế Trung Quốc lại u ám trong năm 2022?

Anh Tú | 17/01/2022, 12:21

Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2022 do chính sách Zero COVID và những điều chỉnh nền kinh tế tư nhân trong nước.

Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng 8,1% vào năm 2021 so với năm trước nhờ nhu cầu trong nước phục hồi sau cú sốc coronavirus, đánh dấu sự tăng trưởng lớn nhất trong 10 năm.

Tuy nhiên, nền kinh tế chỉ tăng 4,0% trong giai đoạn quý 4/2021, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về một làn sóng đại dịch khác. Trong năm 2022, sẽ có nhiều điều đáng lo cho Trung Quốc. Trước hết là bị dịch bệnh ám ảnh.

Ám ảnh của COVID

Ngay cả sau khi Thế vận hội Mùa đông 2022 kết thúc, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp chống dịch mạnh mẽ như phong tỏa các thành phố lớn và đình chỉ tất cả các dịch vụ giao thông công cộng. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

Kokichiro Mio, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu NLI ở Tokyo, cho biết, tiêu dùng ở Trung Quốc đã trở nên “trầm lắng” khi khối lượng di chuyển của người dân chỉ phục hồi ở mức một nửa trước khi đợt bùng phát coronavirus cách đây 2 năm.

Tại Tây An, hơn 2.000 người đã bị nhiễm COVID-19 trong khoảng một tháng kể từ đầu tháng 12, khiến chính quyền thành phố buộc phải đóng cửa thành phố 13 triệu dân kể từ giữa tháng.

Thiên Tân, được biết đến như một cửa ngõ quan trọng vào Bắc Kinh, cũng đã tiến hành xét nghiệm COVID-19 với tất cả 14 triệu cư dân kể từ đầu tháng này, khi các ca nhiễm biến thể Omicron rất dễ lây lan đã được xác định trong cộng đồng.

Cuối tuần trước, chính quyền Bắc Kinh cho biết rằng họ đã phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron.

Tại Thượng Hải, trung tâm thương mại lớn nhất của Trung Quốc, một số nhà hàng và cửa hàng đã phải đóng cửa kể từ khi các vụ lây nhiễm được xác nhận ở đó.

Hiroyuki Tanaka, một nhân viên 36 tuổi người Nhật Bản tại Thượng Hải cho biết: "Chúng tôi không ở trong tình trạng có thể kinh doanh như bình thường. Những gì chúng tôi phải làm là ở lại Thượng Hải và chôn chân tại nhà".

Tanaka nói: “Nhiều người Trung Quốc hạn chế ra ngoài và thắt chặt hầu bao vì lo lắng về tương lai”, đồng thời cho biết thêm, “Trong hoàn cảnh như vậy, nền kinh tế Trung Quốc rất khó duy trì đà tăng trưởng”.

Vào tháng 1, Ngân hàng Thế giới đã cắt giảm dự báo về sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2022 từ 5,4% xuống còn 5,1% trong bối cảnh đại dịch.

Tanaka nói: "Tôi nghĩ tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chậm hơn nhiều so với ước tính của Ngân hàng Thế giới. Tôi không biết điều gì có thể là động lực cho nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2022 trừ khi cuộc khủng hoảng coronavirus rút lui".

Trong năm 2021, Trung Quốc tăng trưởng tốt xuất khẩu đang thiết lập kỷ lục. Các gia đình trên khắp thế giới đã đối phó với việc bị mắc kẹt ở nhà trong đại dịch bằng cách chi tiêu ít hơn cho các dịch vụ và nhiều hơn cho hàng tiêu dùng hiện chủ yếu được sản xuất tại các nhà máy của Trung Quốc. Nhưng 2022, khi các nền sản xuất khác khởi động lại thì Trung Quốc sẽ mất thế mạnh.

Kinh tế tư nhân sẽ chịu ảnh hưởng

Đồng thời, để đạt được thành tựu trong lĩnh vực kinh tế trước đại hội đảng, chính quyền cũng sẽ thúc đẩy chính sách "thịnh vượng chung", nhằm giảm chênh lệch thu nhập trong nước, bằng cách áp dụng nhiều quy định hơn về các lĩnh vực sinh lợi của quốc gia.

Sự thúc đẩy của ông Tập Cận Bình nhằm đạt được sự thịnh vượng chung cũng làm dấy lên lo ngại rằng đất nước đông dân nhất sẽ trở thành một thị trường kém hấp dẫn hơn.

Kenta Maruyama, một nhà kinh tế tại Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Mitsubishi UFJ ở Tokyo, cho biết những thay đổi chính sách mạnh mẽ được thiết kế để nhấn mạnh vào phân phối thu nhập có thể "cản trở tiến bộ công nghệ dựa trên những ý tưởng tự do của khu vực tư nhân".

Thật vậy, năm qua Trung Quốc đã tăng cường giám sát các gã khổng lồ lĩnh vực công nghệ thông tin để hạn chế hành vi độc quyền của họ và sự bành trướng vốn gây rối loạn. Tuy nhiên, điều này cũng làm dấy lên lo ngại rằng sự đổi mới của ngành công nghệ cao Trung Quốc sẽ bị cản trở.

Các doanh nghiệp lớn và lãnh đạo doanh nghiệp của Trung Quốc buộc phải thực hiện các bước có thể góp phần thu hẹp chênh lệch thu nhập, chẳng hạn như quyên góp và hỗ trợ xã hội.

Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng cũng đã bị giám sát gắt gao. Điều này khiến thị trường bất động sản Trung Quốc chìm lắng và nạn thất nghiệp gia tăng.

Maruyama cho rằng điều đó giúp xã hội Trung Quốc bớt khoảng cách giàu nghèo nhưng có thể tạo ra một lực hãm mạnh cho nền kinh tế. Ông kết luận: “Sự thịnh vượng chung là một con dao hai lưỡi".

Trong khi đó, một số chuyên gia cho biết khả năng leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan sẽ khiến các công ty nước ngoài - đặc biệt là các công ty ở các nước phương Tây ngần ngại đầu tư vào đại lục, điều này sẽ giáng một đòn mạnh hơn vào nền kinh tế vào năm 2022.

Nhưng Jeff Kingston, Giám đốc Nghiên cứu Châu Á tại Đại học Temple Nhật Bản, bác bỏ khả năng này, nói rằng "Có rất ít khả năng xảy ra một cuộc đổ bộ vào Đài Loan vì đây là một lựa chọn rủi ro cao có thể phản tác dụng".

Hơn nữa, Trung Quốc sẽ cho phép nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng trong năm nay, trước thềm đại hội đảng. Các nhà kinh tế kỳ vọng chính phủ sẽ giảm bớt các hạn chế đối với việc cho vay và tăng cường chi tiêu của chính phủ.

Zhu Ning, Phó hiệu trưởng của Học viện Tài chính Cao cấp Thượng Hải cho biết: “Nửa đầu năm sẽ đầy thách thức. Nhưng nửa năm sau sẽ chứng kiến sự phục hồi".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao bức tranh kinh tế Trung Quốc lại u ám trong năm 2022?