Theo Báo cáo từ Liên Hợp Quốc công bố tháng 7.2016, Việt Nam xếp thứ 89/193 trên thế giới về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, tăng 10 hạng so với năm 2014, đứng thứ 6 trong ASEAN và cũng chính thức gia nhập nhóm các nước có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử cao.

Việt Nam xếp 89/193 trên thế giới về Chính phủ điện tử

Thu Anh | 27/03/2017, 14:14

Theo Báo cáo từ Liên Hợp Quốc công bố tháng 7.2016, Việt Nam xếp thứ 89/193 trên thế giới về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, tăng 10 hạng so với năm 2014, đứng thứ 6 trong ASEAN và cũng chính thức gia nhập nhóm các nước có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử cao.

Dưới sự chủ trì của Văn phòng Chính phủ và UBND TP. Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp cùng Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG Việt Nam sẽtổ chức Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử 2017 vào ngày 5.4 tới đây tại Khách sạn Melia, Hà Nội. Năm nay, Hội thảo sẽ đưa vào thảo luận chủ đề “Phát triển Chính phủ điện tử trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Tầm nhìn và giải pháp công nghệ”.

Trải qua 14 năm liên tiếp kể từ lần tổ chức đầu tiên năm 2003 đến nay, Hội thảo -Triển lãm Quốc gia về Chính phủ điện tử đã trở thànhdiễn đàn quốc gia uy tín nhấttại Việt Nam. Sự kiện này thường giới thiệu những dự án cải cách Chính phủ điện tử được triển khai bởi khốiChính phủvà doanh nghiệp, cũng như thảo luận xây dựng các giải pháp nhằm đảm bảo Chính phủ điện tử sẽ phát triển một cách hiệu quả và toàn diện nhất.

Hội thảo lần này sẽ tiếp tục các trao đổi, đánh giá về thực trạng và đề ra những giải pháp cho việc ứng dụng CNTT trong sự phát triển của chính phủ điện tử nhằm tăng cường năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, đồng thời nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với các dịch vụ công, đón đầu xu thế phát triển đất nước khi mà cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang gần kề.

Theo Báo cáo từ Liên Hợp Quốc công bố tháng 7.2016, Việt Nam xếp thứ 89/193 trên thế giới về chỉ số phát triển chính phủ điện tử, tăng 10 hạng so với năm 2014, đứng thứ 6 trong ASEAN và cũng chính thức gia nhập nhóm các nước có chỉ số phát triển chính phủ điện tử cao.

Cũng trong báo cáo này, chỉ số thành phần về cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam được đánh giá ở mức cao với 0,57 điểm, xếp hạng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên các chỉ số thành phần về hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực lại giảm so với năm 2014.

Theo xếp hạng trên, mục tiêu đặt ra đến hết năm 2016 thì 100% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức 3, 4 bởi các bộ, ngành Trung ương và Việt Nam thuộc nhóm 4 nước đứng đầu ASEAN về chỉ số phát triển chính phủ điện tử, là không hoàn thành.

Thu Anh
Bài liên quan
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam xếp 89/193 trên thế giới về Chính phủ điện tử