Việc lấy hình ảnh thánh đường Shwedagon nổi tiếng ở Myanmar làm họa tiết in cho chân tà áo dài Việt Nam được chọn làm trang bìa trên tạp chí Heritage (ấn phẩm của Hãng hàng không Quốc gia Vietnam airlines) đã gây nên sự bức xúc xen lẫn phẫn nộ đối với người dân Myanmar. 

Vietnam Airlines thu hồi tạp chí Heritage vì bị cho xúc phạm văn hóa Myanmar

Một Thế Giới | 20/11/2015, 13:41

Việc lấy hình ảnh thánh đường Shwedagon nổi tiếng ở Myanmar làm họa tiết in cho chân tà áo dài Việt Nam được chọn làm trang bìa trên tạp chí Heritage (ấn phẩm của Hãng hàng không Quốc gia Vietnam airlines) đã gây nên sự bức xúc xen lẫn phẫn nộ đối với người dân Myanmar. 

"Người Myanmar chúng tôi rất bức xúc vì tấm ảnh này. Shwedagon là thánh đường tín ngưỡng của chúng tôi và các Phật tử, là nơi thiêng liêng và có rất nhiều di tích đã được công nhận. Làm ơn chấm dứt ngay hành động xúc phạm văn hóa và tín ngưỡng của người khác! Đừng dùng hình ảnh của Chùa Shwedagon để in trang phục cho phụ nữ! Tất cả dân Myanmar của chúng tôi đều tôn trọng người Việt Nam mỗi khi có dịp gặp gỡ. Nhưng các bạn lại không hề tôn trọng chúng tôi. Người làm kinh doanh và marketing phải rất nhạy cảm để có thể thu hút đám đông một cách tử tế. Vì vậy, đại diện cho người dân Myanmar tôi vô cùng thất vọng và sẽ báo cáo việc này với Lãnh sự quán Việt Nam ở thủ đô Yangon cũng như báo cáo với Lãnh sự quán của chúng tôi ở Việt Nam, cùng hàng loạt các đại lý vé của Vietnam airlines ở Yangon. Hãy làm gì đó để sửa chữa sai lầm này. Tôi không thể nói nên lời nào nữa!", một nhà sư người Myanmar chia sẻ sự tức giận của mình kèm theo hình ảnh chiếc áo dài Việt Nam trên bìa tạp chí Heritage do Hãng hàng không Quốc gia Vietnam airline.
Ngay khi thông tin này được đăng tải, lập tức rất nhiều người dân Myanmar và thậm chí là người Việt Nam cũng bày tỏ thái độ bức xúc vì hành vi thiếu hiểu biết dẫn đến sự xúc phạm văn hóa nước bạn của những người làm báo từ tờ tạp chí Heritage này đụng phải. 
Vietnam airline
 Nhà sư Venerable Nayaka bức xúc 
Được biết, ngôi chùa thiêng 2.500 tuổi Shwedagon hay còn gọi là Chùa Vàng là biểu tượng cho đất nước và nền văn hóa niềm tự hào của người dân Myanmar. Các Nhà khảo cổ học cho rằng, ngôi chùa được xây vào thế kỷ thứ VI đến X, thời điểm được cho là trước khi Đức Phật qua đời. 
Ngôi chùa thiêng Shwedagon lưu trữ 4 báu vật của Phật giáo. Chính vì thế, nơi đây không chỉ là thánh đường tín ngưỡng của các Phật tử Myanmar mà hơn hết nó có sức ảnh hưởng rất lớn đối với Phật tử trên toàn thế giới. 
Việc sử dụng hình ảnh biểu tượng văn hóa tín ngưỡng của nước bạn làm họa tiết in trên tà áo dài của Việt Nam là một hành động đáng tiếc của ê-kíp thực hiện.  
Điều quan trọng nhất mà Nhà sư Venerable Nayaka và người dân Myanmar mong muốn là đội ngũ Heritage viết lời xin lỗi đồng thời thu hồi toàn bộ số hình ảnh này lại trước khi nó lan tỏa đi khắp nơi. Dựa trên thông tin của Nhà sư Venerable Nayaka viết, ông sẽ kiến nghị điều này lên Đại sứ quán của Myanmar tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar và văn phòng đại diện của Hãng hàng không Vietnam airline tại Yangon. 
Vietnam airlineVietnam airline
 Chiếc áo dài trang bìa tạp chí Heritage do Hồng Quế mặc nằm trong bộ sưu tập của thương hiệu Thái Tuấn. 
Nguyên văn bản dịch từ bức xúc của Nhà sư Venerable Nayaka
"Hãng hàng không Vietnam airline, những nhà thiết kế và những nhà tạo mẫu Việt Nam thân mến! Người Myanmar chúng tôi thật sự rất tức giận khi thấy tấm ảnh này. Shwedagon là 1 nơi linh thiêng của tôn giáo chúng tôi, đạo Phật. Tóc áo choàng và các dấu vết khác đều được coi là vật linh thiêng. Làm ơn tránh hành vi thiếu tôn trọng, hành vi sỉ nhục văn hóa và đức tin của người khác. 
Làm ơn đừng sử dụng những bức hình về ngôi đền Shwedagon cho phụ nữ mặc.
Những bức hình này là tạp chí Heritage đã cung cấp trên máy bay của các bạn ư? Các bạn đang thực sự lăng mạ lên trái tim của tất cả người dân Miến Điện chúng tôi. Các bạn có thể thấy được chúng tôi tôn trọng tôn giáo của chúng tôi ở khắp nơi như thế nào. Chúng tôi không thể cho phép bất cứ ai mặc váy hay quần ngắn để leo lên chùa cho dù các bạn có là người địa phương hay du khách. Còn bây giờ cô gái Việt các bạn lại mặc quần áo truyền thống chùa Shwedagon của chúng tôi. Thật là lố bịch! Người Miến Điện chúng tôi tôn trọng quý mến mỗi người Việt Nam khi chúng gặp các bạn ở bất cứ đâu. 
Các bạn sử dụng văn hóa của nước khác làm công cụ kinh doanh buôn bán một cách thiết thực để thu hút người ta nhìn vào, vậy nên chúng tôi rất bực tức. Nhân danh người Miến Điện, tôi sẽ báo cáo đến Đại sứ quán Việt nam ở Yangon, cũng như là Đại sứ quán của chúng tôi tại Việt Nam. Hơn nữa là tòa hành chính của Hãng hàng không nước các bạn ở Yangon. Làm ơn hãy dừng hành vi này ngay lập tức vì đây là vấn đề rất khẩn cấp với chúng tôi. Thật sự đáng buồn. Chẳng còn từ nào để nói nữa.
Vietnam Airlines quyết định thu hồi tạp chí Heritage tháng 11.2015
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Vietnam Airlines đã quyết định thu hồi tạp chí Heritage ấn phẩm tháng 11 vì in hình chùa Vàng của Myanmar trên tà áo dài. Đại diện Vietnam Airlines cho biết: “Ý thức được sự khác biệt trong văn hóa thể hiện qua những góp ý này, chúng tôi đã ngay lập tức thu hồi tất cả ấn bản Heritage Fashion số tháng 11.2015 đồng thời gửi thông điệp xin lỗi tới các độc giả đã quan tâm góp ý.
Chúng tôi sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc sử dụng các hình ảnh mang tính biểu tượng tôn giáo. Xin khẳng định rằng, chúng tôi luôn đặt sự kính ngưỡng và tôn trọng tất cả thánh tích thờ tự của các tôn giáo cũng như những tín ngưỡng tâm linh và văn hóa của mỗi quốc gia trên thế giới trong tôn chỉ hoạt động”.
Diệu Linh 


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vietnam Airlines thu hồi tạp chí Heritage vì bị cho xúc phạm văn hóa Myanmar