Tắm lá mùi vào ngày tất niên được cho là nét đẹp văn hóa cổ truyền của người Việt từ bao đời nay.

Ý nghĩa của phong tục tắm lá mùi chiều 30 Tết

Đan Thuỳ | 10/02/2021, 07:05

Tắm lá mùi vào ngày tất niên được cho là nét đẹp văn hóa cổ truyền của người Việt từ bao đời nay.

Theo quan niệm của người xưa, việc tắm lá mùi già vào ngày cuối năm là để xua tan những chuyện không vui, những bụi trần vướng víu trong suốt một năm, và sẵn sàng đón nhận niềm vui trong năm mới.

Rau mùi là loài cây thân thảo, thuộc họ hoa tán. Loại cây này còn được biết đến với các tên gọi như mùi ta, ngò, ngò rí, hồ tuy, nguyên tuy, hương tuy. Từ bao đời nay, loại rau gia vị này đã quá đỗi quen thuộc trong các món ăn của người Việt.

Lá mùi già thường xuất hiện từ cuối tháng 12 dương lịch. Từ đó cho đến Tết Nguyên đán, người người nhà nhà thường mua lá mùi già về nhà nấu nước tắm rửa, xông người, xông nhà cửa cho thơm tho, hút bớt nồm ẩm trong phòng.

Cây mùi được chọn để nấu nước tắm phải là loại mùi già đã trổ hoa, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía và khi đun lên cho mùi thơm thanh mát, cay cay, rất riêng biệt. Nước hoa mùi già không chỉ giúp cho con người được sạch sẽ mà còn giúp cho tinh thần sảng khoái, hết mệt mỏi.

tam-la-mui-gia-157950682019965257440.jpg
Cây mùi già - Ảnh: Internet

Nhiều người lý giải rằng lá mùi có vị cay, tính ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe nên hương của cây mùi còn tạo cảm giác tinh khiết, nhẹ nhàng và vô cùng dễ chịu, nên nó là loại lá rất thích hợp cho việc “tẩy trần” vào ngày cuối năm.

Ngoài ra, nước lá mùi còn giúp ích nhiều cho những người bị suy nhược thần kinh, trầm cảm, đau nhức nửa đầu, căng thẳng. Rau mùi giúp giảm đau trong chứng phong thấp, thấp khớp, làm dịu cơn co rút cơ và cũng được dùng chữa trị cảm.

img_1898.jpg

Hướng dẫn đun nước lá mùi già:

Bước 1: Chuẩn bị muối, gừng, 2 bó lá mùi già.

Bước 2: Rửa thật sạch lá mùi và gừng, đập dập gừng (không nên băm nhỏ mà chỉ nên đập dập).

Bước 3: Cuộn bó lá mùi lại sao cho gọn, vừa với nồi, cho gừng, đổ nước gần đầy và đun sôi.

Bước 4: Sau khi nước sôi, chắt nước lá mùi đã đun ra chậu, thêm một chút muối, hòa loãng với nước ấm.

Bước 5: Có thể tận dụng lá mùi đã đun để làm thơm nhà bằng cách đổ vào nồi một chút nước, đun lửa nhỏ (đủ để nước bốc hơi).

unnamed(1).jpg

Những người không nên tắm lá mùi già:

Người mắc bệnh viêm da; những người đang mắc bệnh liên quan đến da như viêm da cơ địa, da trầy xước, bong tróc da, nhiễm trùng da… không nên tắm các loại nước lá nói chung và lá mùi nói riêng. Không tắm lá mùi già sau khi ăn no vì dễ làm mạch máu căng lên, dễ dẫn đến thiếu máu ở khoang bụng, ở tim, khiến tiêu hóa kém, chóng mặt, tim đập nhanh.

Không nên tắm cho những trẻ đã mắc bệnh sởi hay thủy đậu khi đang bị sốt, ủ bệnh sởi hay khi trẻ đã mọc ban và thậm chí là ngay khi sởi vừa bay. Việc sử dụng hạt hoặc lá mùi để tắm cho trẻ em bị sởi cần được hết sức lưu ý do một số trẻ cơ địa nhạy cảm, sẽ khiến các em mắc thêm bệnh dị ứng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ý nghĩa của phong tục tắm lá mùi chiều 30 Tết