Thiếu sắt là tình trạng thiếu dinh dưỡng khá phổ biến, và phụ nữ là người có nguy cơ cao nhất. Sắt rất quan trọng cho việc sản sinh hemoglobin, một protein giúp hồng cầu vận chuyển ô xi đi khắp cơ thể. Do đó thiếu sắt thì mọi cơ quan đều bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến thiếu máu.
Hãy kiểm tra những triệu chứng thiếu sắt dưới đây và nếu thấy có thì bạn nên đi khám bác sĩ để được làm các xét nghiệm đánh giá lượng sắt trong cơ thể.
Kiệt sức
Kinh nguyệt nhiều
Ở phụ nữ, kinh nguyệt nhiều là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu sắt. Lượng kinh nguyệt bình thường ước chừng khoảng 2 – 3 thìa canh/tháng. Một cách thử khác là nếu bạn phải thay băng dưới 2 giờ mỗi lần thì nên đi khám bác sĩ.
Thở hổn hển
Đánh trống ngực
Tim làm việc quá sức có thể bị loạn nhịp, có tiếng thổi, giãn to và thậm chí là suy tim. Nhưng đừng vội sợ, nguyên nhân có thể là do bạn bị thiếu máu thiếu sắt trong một thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn biết mình đã bị bệnh tim thì cần luôn để ý đến nồng độ sắt vì thiếu sắt có thể khiến cho bệnh tim nặng thêm.
Hội chứng chân bồn chồn
Đau đầu
Cơ thể bị thiếu sắt sẽ ưu tiên dành ô xi cho bộ não trước khi lo cho các mô khác, nhưng ngay cả như vậy thì não bộ của bạn vẫn nhận được ít ô xi hơn mức lý tưởng cần có. Để đáp lại, các động mạch của não có thể bị sưng lên, gây ra những cơn đau đầu.
Thèm vôi tường, đất bẩn và đá lạnh
Lo lắng vô nguyên cớ
Cho dù cuộc sống đã đầy stress, thì thiếu sắt vẫn có thể khiến bạn càng cảm thấy lo lắng thêm. Thiếu ô xi sẽ kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, có vai trò như bàn đạp ga của cơ thể. Thêm vào đó, vì thiếu sắt khiến nhịp tim tăng lên, khiến bạn luôn cảm thấy căng thẳng ngay cả khi có đủ lý do để thư giãn.
Rụng tóc
Thiếu sắt, nhất là khi tiến triển thành thiếu máu thiếu sắt toàn phát, có thể gây rụng tóc. Nguyên nhân là vì tình trạng này bắt cơ thể chuyển sang kiểu “sinh tồn”, vì thế nó sẽ vận chuyển ô xi tới hỗ trợ những chức năng sống còn thay vì những thứ “phù phiếm” như giữ cho mái tóc nguyên vẹn. Tuy nhiên cũng đừng quá hoảng khi thấy một vài sợi tóc rơi ra. Phần lớn chúng ta sẽ mất khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày.
Ăn chay
Không phải mọi loại sắt đều được tạo ra như nhau. Cơ thể chúng ta hấp thu sắt heme (Heme là thành phần chính của huyết sắc tố để cấu tạo nên hồng cầu), có nguồn gốc từ thịt, gia cầm và cá, hiệu quả gấp 2 đến 3 lần so với sắt không heme từ thực vật. Tuy nhiên với kế hoạch ăn uống cẩn thận, bạn vẫn có thể nhận được đủ sắt. Rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám và đậu đỗ đều giàu sắt. Hãy kết hợp chúng với những thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, quả mọng và súp lơ xanh để tăng cường chuyển hóa.
Nhược giáp
Thiếu sắt sẽ kìm hãm chức năng tuyến giáp và ngăn cản tác dụng tăng cường chuyển hóa của tuyến này. Bệnh nhược giáp rất hay bị bỏ qua – theo Hội tuyến giáp Mỹ có 6/10 số người bị bệnh tuyến giáp không biết là mình mắc bệnh. Vì thế nếu bạn thấy sức lực sụt giảm, tăng cân hoặc thậm chí có thân nhiệt thấp hơn bình thường, hãy đi khám bác sĩ.
Mang thai
Lưỡi có vẻ yếu ớt
Ngoài làm nhạt màu lưỡi, thiếu sắt có thể làm giảm lượng myoglobin, một protein trong hồng cầu hỗ trợ sức khỏe của các cơ, bao gồm cơ ở lưỡi. Hệ quả là nhiều người bị thiếu sắt luôn than phiền về tình trạng lưỡi bị loét, viêm và “trơn nhẵn” một cách kỳ lạ.
Nhợt nhạt
Có lý do để từ “nhợt nhạt” và “ốm yếu” hay đi cùng với nhau. Hemoglobin mang lại cho máu màu đỏ và nhờ đó giúp da hồng hào. Tuy nhiên, dù da của bạn có màu gì đi nữa, nếu mặt trong của môi, nướu răng và mắt trong mi mắt có màu hồng nhạt hơn bình thường, thì thiếu sắt có thể là nguyên nhân.
Bệnh tiêu chảy mỡ hoặc viêm ruột
Cho dù bạn nhận được đủ sắt trong chế độ ăn, thì bệnh tiêu chảy mỡ và các bệnh viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng có thể gây ra vấn đề về hấp thu chất dinh dưỡng, bao gồm sắt. Những bệnh này gây viêm và khiến đường tiêu hóa bị tổn hại. Nếu bạn có chẩn đoán bị các bệnh tiêu hóa này, hãy hỏi bác sĩ xem có thể tăng hấp thu sắt bằng cách nào.