Padmini Prakash, 31 tuổi, đã trở thành phát thanh viên chuyển giới đầu tiên của Đài Truyền hình Lotus TV ở thành phố Coimbatore, bang Tamil Nadu miền Nam Ấn Độ. Kể từ ngày 15/8 (Ngày Độc lập của Ấn Độ), Prakash sẽ xuất hiện trên bảng tin hằng ngày bằng tiếng Tamil vào lúc 7 giờ tối. Prakash cho biết cô rất xúc động được có mặt trong buổi phát sóng vào giờ cao điểm và đại diện cho cộng đồng người chuyển giới mới được chính thức công nhận ở Ấn Độ. 

Ấn Độ: Nữ phát thanh viên truyền hình chuyển giới đầu tiên

Một Thế Giới | 08/11/2014, 00:00

Padmini Prakash, 31 tuổi, đã trở thành phát thanh viên chuyển giới đầu tiên của Đài Truyền hình Lotus TV ở thành phố Coimbatore, bang Tamil Nadu miền Nam Ấn Độ. Kể từ ngày 15/8 (Ngày Độc lập của Ấn Độ), Prakash sẽ xuất hiện trên bảng tin hằng ngày bằng tiếng Tamil vào lúc 7 giờ tối. Prakash cho biết cô rất xúc động được có mặt trong buổi phát sóng vào giờ cao điểm và đại diện cho cộng đồng người chuyển giới mới được chính thức công nhận ở Ấn Độ. 

Padmini Prakash phát biểu: "Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Thông điệp được truyền đạt khắp đất nước Ấn Độ và trên Internet". Ấn Độ có khoảng 2 triệu người chuyển giới và phần lớn phải chịu sống ngoài rìa xã hội, thường trong cảnh nghèo túng và bị chối bỏ vì giới tính của mình. Thường thì người chuyển giới ở Ấn Độ kiếm sống bằng nghề múa hát hay thậm chí đi ăn xin và hành nghề mại dâm trong tủi nhục. Tất cả chỉ thay đổi khi mới đây - vào ngày 15.4.2014 - Tòa án Tối cao Ấn Độ chính thức công nhận người chuyển giới là giới tính thứ 3.
chuyen gioi, an do
 Padmini Prakash
Cuộc đời của Padmini Prakash cũng không khác mấy những người chuyển giới khác trong cộng đồng của cô. Padmini cho biết cô có tuổi thơ đầy sóng gió, bị gia đình ruồng bỏ từ lúc 13 tuổi và muốn tự sát nhưng may mắn được một số người ra tay cứu sống.
Prakash tâm sự: "Sau khi bỏ nhà ra đi, tôi lang thang khắp nơi. Tôi đăng ký học ngành thương mại giáo dục từ xa dành cho sinh viên đại học, nhưng do tài chính eo hẹp nên tôi từ bỏ sau 2 năm học. Sau đó tôi học môn múa cổ điển Ấn Độ Bharatnatyam, tham gia các kỳ thi hoa hậu chuyển giới và đều giành chiến thắng. Cuối cùng, tôi xuất hiện trong các chương trình truyền hình".
Đài Truyền hình Lotus TV cho biết quyết định tuyển dụng một phát thanh viên chuyển giới xuất phát từ đề nghị của hai giám đốc điều hành chương trình Sangeeth Kumar và Saravana Ramakumar. Hai người đàn ông từng chứng kiến cảnh người chuyển giới bị xã hội phân biệt đối xử nên cảm thấy cần phải có sự thay đổi và họ bắt đầu đưa vấn đề bàn luận với Ban giám đốc Đài Truyền hình Lotus TV.
chuyen gioi, an do
Cuối cùng, Sangeeth Kumer cho biết: "Chủ tịch G.K. Selvakumar của chúng tôi chấp nhận ý tưởng tạo cơ hội cho một người chuyển giới trở thành phát thanh viên của đài". Padmini Prakash được đề cử cho công việc bởi Rose Venkatesan - người chuyển giới đầu tiên của Ấn Độ phụ trách một chương trình phỏng vấn người nổi tiếng trên truyền hình.
Rose nhận xét: "Padmini làm việc rất tốt và được mọi người đánh giá cao. Tôi biết Padmini là người cứng rắn và quyết đoán. Tôi biết cô có khả năng đối đầu với áp lực công việc". Sau khi được tuyển dụng, Padmini có 2 tháng để luyện giọng trước khi chính thức xuất hiện trên chương trình tin tức Lotus News. Ramakumar cho biết, việc tuyển dụng người chuyển giới không vì mục đích quảng cáo mà chỉ đơn thuần là giúp cho họ được tôn trọng trong xã hội.
Ý tưởng của Lotus TV nhận được sự hoan nghênh từ những nhà hoạt động xã hội và nhân quyền Ấn Độ.  Nhà hoạt động Anjali Ajeeth ở Coimbatore nhận định: "Quyết định bổ nhiệm Padmini thể hiện thông điệp tích cực về một cộng đồng bị chối bỏ. Bởi không được xã hội chấp nhận, họ không có môi trường để bộc lộ tài năng, dẫn đến việc không có công ăn việc làm, khiến cho một số người phải bán thân nuôi miệng hay ra ăn xin ngoài đường phố".
chuyen gioi, an do
 Các vũ công chuyển giới ở Ấn Độ.
Akkai Padmashali ở Sangama - nhóm đấu tranh cho các quyền của cộng đồng giới tính thiểu số ở thành phố Bangalore miền Nam Ấn Độ - phát biểu: "Đó là hành động tốt. Lần đầu tiên có nỗ lực đưa người chuyển giới hội nhập vào xã hội". Khán giả truyền hình cũng chấp nhận Padmini Prakash. Theo bác sĩ U. Sreekumar thì: "Cách phát âm của Padmini thực sự rất hay. Cô không chỉ rất giống phụ nữ mà  âm giọng và cách thể hiện của cô rất tuyệt vời". Còn nữ khán giả Vaijanthi cho biết: "Thực tình, tôi không tìm thấy bất cứ sự khác biệt nào giữa Padmini và các nữ phát thanh viên khác".
Về phần mình, Padmini Prakash tâm sự rằng, cô rất hạnh phúc khi cuối cùng bản thân được mọi người "chấp nhận" và cô cũng mong muốn những phụ nữ chuyển giới khác có được vinh hạnh như thế. Chủ tịch Lotus TV, G.K. Selvakumar phát biểu với tờ Times of India: "Chúng tôi ủng hộ Padmini bởi vì cô làm việc rất chăm chỉ. Sau những buổi thử giọng, chúng tôi tin Padmini có khả năng để trở thành một phát thanh viên tuyệt vời".
Trước khi chính thức được Tòa án Tối cao Ấn Độ công nhận, cộng đồng những người mang giới tính thứ 3 - gọi là "hijra" - phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, thậm chí bị các bác sĩ từ chối điều trị và bị cảnh sát quấy rối. Nhưng, bây giờ cộng đồng hijra đã có mọi quyền như những người bình thường khác, cả quyền nhận con nuôi.
Thực ra, cộng đồng hijra ở Ấn Độ được công nhận và tôn trọng từ hàng trăm năm trước khi nước này bị Anh chiếm làm thuộc địa. Họ được ca ngợi trong các sử thi cổ Ấn Độ như Mahabharata và Kama Sutra; và cũng có sự ảnh hưởng trong các tòa án Mughal (Mông Cổ) ngày xưa.
Lakshmi Narayan Tripathi, nhà hoạt động chuyển giới, ca ngợi phán quyết của tòa án: "Sự tiến bộ của đất nước tùy thuộc vào nhân quyền và chúng tôi rất hạnh phúc trước phán quyết Tòa án Tối cao đã ban cho chúng tôi những quyền này".
Ấn Độ không là quốc gia châu Á đầu tiên công nhận "giới tính thứ 3" với những quy định luật pháp rõ ràng. Năm 2007, Tòa án Tối cao Nepal đã có yêu cầu chính phủ nước này hủy bỏ một luật kỳ thị giới tính. Năm 2013, chính quyền Bangladesh cũng bắt đầu chính thức công nhận giới tính thứ 3
Theo CAND
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ: Nữ phát thanh viên truyền hình chuyển giới đầu tiên