Hiện nước đang lên, nguồn thủy sản tự nhiên từ đồng ruộng theo con nước đổ ra các nhánh sông. Đây là cơ hội kiếm thu nhập với những người sống bằng nghề chài lưới.

An Giang: Nước đã tràn đồng, cá ra sông, ngư dân có tiền xài

Tô Văn | 25/10/2021, 17:27

Hiện nước đang lên, nguồn thủy sản tự nhiên từ đồng ruộng theo con nước đổ ra các nhánh sông. Đây là cơ hội kiếm thu nhập với những người sống bằng nghề chài lưới.

Ông Út Tới (55 tuổi, ngụ huyện Chợ Mới) cho biết nước đã tràn đồng nên một số loài cá tự nhiên sẽ theo con nước đổ ra các nhánh sông. Vì vậy, ngư dân thường tập trung đánh bắt gần các con kênh hoặc miệng cống.

“Con nước năm nay về muộn, lên nhanh nhưng rút cũng nhanh. Mấy hổm rày, gia đình đặt hơn chục cái dớn rải đều mà không thu được bao nhiêu. Vì vậy, gia đình tui chuyển qua giăng lưới các mép cống trên các dòng kênh thì nguồn cá thu được khá hơn, xem như có tiền xài trong cơn dịch bệnh”, ông Tới bộc bạch.

5-duy-an-nn.jpg
Nước đã tràn đồng, cá ra sông, ngư dân sống bằng nghề "bà cậu" có tiền xài lai rai trong khi dịch bệnh hoành hành - Ảnh: Duy An
7-duy-an-nn.jpg
Con nước năm nay về muộn, lên nhanh cũng rút nhanh. Việc đặt dớn thất thu nên đa số ngư dân chuyển qua thả lưới hoặc đẩy côn - Ảnh: Duy An

Cũng theo ông Tới, khi thả lưới muốn dính cá nhiều ở những con kênh, thường những người có kinh nghiệm luôn xác định những đoạn kênh có nhiều tôm cá đổ ra. Sau đó, họ bơi xuồng thả lưới dọc từ đầu kênh bên này sang bên kia. Trong thời gian ngắn, bơi xuồng thu lưới dính vài chục ký cá tạp mỗi mẻ lưới là chuyện nhỏ.

2-duy-an-nn.jpg
Nghề đẩy côn thu nhập tốt nhất so với các loại hình đánh bắt thủy sản khác trong mùa nước nổi - Ảnh: Duy An
6-duy-an-nn.jpg
Ngư dân đẩy côn khi con nước đã tràn đồng - Ảnh: Duy An

Còn ông Trần Phi (50 tuổi, ngụ huyện An Phú) cho biết khi nước đã tràn đồng thì gia đình ông chọn nghề đẩy côn để đánh bắt thủy sản trên đồng ruộng trong mùa nước nổi.

“Côn là dụng cụ được làm bằng những cây sắt nhỏ, dài khoảng 1,5m, máng vào sợi dây nylon may dính với nhau, luồng côn dài từ 12 - 15m, làm bằng tre”, ông Phi giải thích.

Ông Phi bảo chú thấy đấy, 2 cây tre được tui cho vào ống tuýp, 2 bó côn được mắc dọc theo tre và buộc lại bằng dây với khoảng cách 2m mỗi mối, rồi dùng một đoạn tre ngắn dựng đứng để mắc dây kéo luồng côn cao hơn mặt nước. Khi giàn côn đã hoàn tất, chỉ cần dùng tay nắm cây sào chống xuồng tạo lực đẩy cho xuồng di chuyển, que côn chạm cá, cá chúi xuống rồi dùng nơm bắt là được.

Chị Hồ Thị Cẩm Loan 38 tuổi, ngụ ấp Hòa Tây A, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn kể gia đình chị sống bằng nghề thả lưới dọc theo các tuyến kênh ấp Phú Tây, Hòa Tây B, thu hoạch cá chốt, cá mè vinh, cá dảnh, cá trê cũng được từ 20 - 35kg/ngày, đem ra chợ là có tiền xài lai rai trong những ngày bị hạn chế bởi dịch”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang: Nước đã tràn đồng, cá ra sông, ngư dân có tiền xài