Nhiều người nói nên thăm Chicago vào mùa hè, nhưng lần này chúng tôi, những người ở "Thung lũng Silicon" lại rủ nhau dành kỳ nghỉ cuối năm đi Chicago vì ai cũng thích được hưởng không khí Giáng sinh có tuyết và cũng để các cháu bé có cơ hội được chơi tuyết, xem tuyết rơi.

Ấn tượng Chicago mùa Đông và bữa tiệc ấm áp ở nhà GS Ngô Bảo Châu

Nguyen Hoang Bich - CTV Bac Xuyen | 14/12/2016, 07:43

Nhiều người nói nên thăm Chicago vào mùa hè, nhưng lần này chúng tôi, những người ở "Thung lũng Silicon" lại rủ nhau dành kỳ nghỉ cuối năm đi Chicago vì ai cũng thích được hưởng không khí Giáng sinh có tuyết và cũng để các cháu bé có cơ hội được chơi tuyết, xem tuyết rơi.

Nên, khi máy bay vừa hạ cánh xuống Phi trường O'Hare, được thông báo nhiệt độ bên ngoài đang là 12 độ F (-11 độ C), nhiều hành khách từ Cali sang đã "wow" lên vui vẻ!

Nơi làm thủ tục bay, Phi trường O'Hare

Phi trường O'Hare là một trong hai sân bay quốc tế của Chicago, đây là trung tâm của hãng United Airlines và là trung tâm lớn thứ hai của hãng American Airlines, nó là "sân bay bận rộn nhất thế giới"về số lượng máy bay cất cánh và hạ cánh.Trong lúc chờ xe ra đón, chúng tôi tranh thủ sangTerminal 2để thăm khu Kỷ niệm Butch O'Hare:Ngày20. 2 .1942, toàn thểPhi đoàn trêntàu sân bayUSS Lexingtonđược giao một nhiệm vụ quan trọng. Sau khi cất cánh và nhìn vào bảng dashboard, Thiếu tá O'Hare nhận ra có chuyện không ổn, một là đồng hồ báo xăng bị hư hai là ai đó đã không bơmđầyxăngcho ông. Với tình trạng này, ông không đủ nhiên liệu để hoàn thành nhiệm vụ và trở về tầu được.Thiếu táO'Hare báo với Phi đoàn trưởng và được lệnh phải quay trở lại hàng không mẫu hạm.Trên đường về, bỗng Thiếu tá O'Hare thấy một cảnh tượng khiến ông sởn tóc gáy: Dưới tầm thấp là một Phi đoàn máy bay ném bom 2 động cơMitsubishi G4M Betty củaNhật cũngđang trên đường tiến về Hải độiUSS Lexington.

Lúc này các máy bay khu trục của Hoa Kỳ đã bay đi làm nhiệm vụ nênhàng không mẫu hạmkhông còn khả năng bảo vệ và cũng không còn thời gian để báo với Hải đội mối nguy hiểm sắp xảy ra. Việc duy nhất còn có thể làm là bằng bất cứ giá nào cũng phải ngăn chặn và xua đuổi Phi đoàn máy bay địch.Không còn nghĩ đến bản thân, Thiếu tá O'Hare lái chiếc Grumman F4F-3Wildcat lao thẳng vào đội hình oanh tạc cơ Nhật, 4 nòng súng M2 Browning 12,7 mm gắn trên cánh nhả đạn đỏ rực, ông tấn công quyết liệt bắn hết chiếc này đến chiếc khác. Đến khi hết đạn, ông với chiếcWildcatvẫn liều lĩnh đâm thẳng vào các phi cơ Betty, tả xung hữu đột hết cắt cánh chiếc này lại cắt bánh lái chiếc kia khiến họ không điều khiển bay được...Cuối cùng, đoàn phi cơ Nhật phải bỏ cuộc. Thở ra nhẹ nhõm, thiếu tá O'hare lái chiếc máy bay không còn nguyên vẹn của mình trở về hàng không mẫu hạm.

Ông báo lại sự việc, chiếc máy quay phim gắn trên Wildcad đã ghi lại tất cả: Trong nỗ lực để bảo vệ Hải đội Hoa kỳ, ông đã hạ 5 chiếc oanh tạc cơ Nhật và bẻ gãy ý đồ tấn công bất ngờ của chúng.Ngày 21 tháng 4 năm 1942, Thiếu tá O'Hare là phi công Hải quân đầu tiên trong Đại chiến thế giới lần thứ hai,đượcQuốc Hội Hoa Kỳtrao tặng Huân Chương Danh dự. Ngày26 tháng 11 năm 1943Thiếu táđã hysinh trong một trận không chiến, lúc ông 29 tuổi. Để nhân dân không thể nào quên người anh hùng, sân bayquốc tếlớn nhất của thành phố Chicago, quê hương ông, đã được đặt tên là Phi trường O'Hare... Năm 1945, mộtkhu trục hạm của Hải quân Hoa Kỳ cũng vinh dự mang tên USS O'Hare.

Tại khuKỷ niệm này, chúng tôi cònthấy tấm Huân chương Danh dự đã gắn lên ngực áo của ôngcùng chiếcGrumman F4F-3Wildcat mà sườn bên phải của nó, nơi ông bước vào khoang lái, sơn 5 "lá cờ mặt trời mọc Kyokujitsu-ki" bằng bàn tay, "biểu tượng may mắn" của Không quân Nhật mà ông đã bắn hạ.

Khu trục cơ Grumman F4F-3Wildcat tại khu Kỷ niệm Butch O'Hare

Trên đường về nhà anh Nguyễn Thái Linh, người ra đón gia đình chúng tôi còn nhã ý ghé Navy Pier, "Bến tầu Hải quân" lộng gió bên hồ Michigan, nằm trong Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ, để chúng tôi được biết tại sao lại gọi Chicago là "Thành phố của gió" (Windy City). Mọi người hào hứng bước ra khỏi xe, ai cũng mặc ấm nhưng vẫn rùng mình xuýt xoa, cảm giác thật khác lạ, nhẹ nhõm, phấn chấn. Gió như từ bốn phương trời hội tụ về đây và tôi chợt nhớ tới câu nói của văn hàoErnest Hemingway,người con ưu tú của thành phố này: "Gióđã góp phần tạo nên tính cách người Chicago: mạnh mẽ, năng động, cởi mở và dám liều"!

Cổng Mây (Cloud Gate)đặt tại trung tâm Công viên Thiên Niên Kỷ

Cũng theo anh Linh, nếu vàomùa hè chúng tôi đến đây đúng là cảnh trên bến dưới thuyền tấp nập, nhưng vào mùa này mọi thứ đều tập trung trong nhà, như Khu phức hợp giải trí Winter Wonderfest ở Navy Pier. Đây đúng là thiên đường của trẻ thơ và sân chơi của mọi lứa tuổi: Bạn có thể đến đây xem xiếc và các loại hình sân khấu vui nhộn, nghe hoà nhạc từ cổ điển đến hiện đại, đặc biệt là các dòng nhạc Jazz, Blue, Soul và House mà Chicago là nơi khởi nguồn. Cùng các bé trượt băng, trượt patin, đua ngựa, đua ô tô mini, đi xe lửa, vui chơi nhận quà của Santa Claus... và nhiều hoạt động thể thao, giải trí khác.Winter Wonderfest mở cửa quanh năm, đem đến không khí mùa đông tuyệt vời cho mọi gia đình.

"Chicago có nhiều biệt danh, chúng phản ánh các ấn tượng và đánh giá về Chicago trong lịch sử và đương đại, nhưng được biết đến nhiều nhất vẫn là Thànhphố của gió", khi ra xe anh Linh đã nói với chúng tôi như vậy, rồi hóm hỉnh "Đã có gió thì phải có mây, bây giờ chúng ta ghé thăm "Cổng Mây" (Cloud Gate)đặt tại trung tâm Công viên Thiên Niên Kỷ cách đây không xa,chỉ 1,6 mile (2,5 km)".Rất may chúng tôi tới nơi trời đang nắng chói chang,"Cổng Mây" rực rỡ khiến ai cũng phải trầm trồ.Khi nhắc đến tác phẩm nghệ thuật công cộng này, kiến trúc sư Anish Kapoor tác giả của "Cổng Mây" đã xem đó là "Một cánh cổng dẫn vào thành phố Chicago, một ý tưởng nên thơ về thành phố mà nó phản chiếu". Nhìn từ xa, "Cổng Mây" giống một hạt đậu khổng lồ nên người dân Chicago còn gọi nó là "The Bean".

Khi đến gần, ta có thể thấy trên bề mặt phản chiếu rất rõ của nó là hình ảnh đường chân trời, mây bay, cảnh quan thành phố và cả khách bộ hành, song đã được biến đổi thành một khung cảnh mới, trong trẻo, uốn cong tuyệt đẹp. "Cổng Mây" được tạo từ 168 tấm thép không gỉ, hàn lại với nhau,có kích thước 10 m x 13 m x 20 m, nặng gần 100 tấn, được chính thức khánh thànhngày 15 tháng 5 năm2006. Kể từ đó "Cổng Mây" trở nên nổi tiếng cả trong nước cũng như quốc tếvàđã trở thành biểu tượng đương đại của thành phố Chicago...

Một phầnKhu phức hợp giải trí Winter Wonderfest

Thật thú vị, mới đặt chân đến thành phố đã được đi City Tour, anh Linh còn mời chúngtôi thămTháp Willis Tower (tên cũ là Sears Tower)có 110 tầng, cao 441.96 mét, khi khánh thành vào năm 1973 nó là building cao nhất thế giới cho đến năm 1998 (bây giờ nó là building cao thứ tám). Chúng tôi đi thang máy lênSkydeck là tên gọi của tầng thứ103 ở độ cao 412.39 m để ngắm toàn cảnh Chicago. Từ năm 2009, bênngoài tầng 103 người ta đã lắp đặt 4 chiếc lồng kính để cho khách quan sát bên dưới.Mỗi chiếc bao lơn - lồng kính này có bề sâu 1,22 m, ngang 3,05 m và cao 3.05 m. Toàn bộ các mặt đều bằng kínhcường lực dày 3.81 cm, vì thế khi đứng trên bao lơn này, người ta có cảm giác như mình đang chơi vơi giữa không trung.

Từ năm 2009 đến nay, số du khách đến xem ngày càng đông, vàonhững ngày trời quang có khoảng 25.000 khách tham quanSkydeckmỗi ngày...Trên đường về anh Linh cho xe chạy qua "Dặm đường lộng lẫy"(Magnificent Mile), còn gọi là "Dặm đường nguy nga/ tráng lệ". Chỉ một dặm nhưng có đến 280 nhà hàng, 51 khách sạn sang trọng, gần 460 tiệm thời trang và các mặt hàng cao cấp. Hầu hết các thương hiệu quần áo thời thượng nhất thế giới đều có mặt ở đây. Ngoài ra những cơ quan tổ chức sự kiện, quảng cáo, truyền thông cũng có văn phòng ở dặm đường này nhưOffice of Event Services (OES),Chicago Tribune... "Dặm đường lộng lẫy" mỗi năm thu hút hơn 22 triệu khách thăm viếng.

Chúng tôi về tới nhà, mới hơn3giờchiều, ởxứ lạnh, người ta rắc muối để ngăn chặn tuyết đóng băng (vì dung dịch muối NaCl đông đá ở - 21 độ C, còn nước ở 0 độ C). Sáng nay anh Linh đã dùng máy bắn tuyết để thổi sạch tuyết ra khỏi đường vào Garage và lối đi bộ trên vỉa hè qua nhà mình rồi rắc muối lên để ngăn chặn tuyết phủ. Vợ chồng Nguyễn Thái Linh người Hà Nội, đều học Thạc sĩ kinh tế ở New York và được mời làm việc ở Chicago, chúng tôi quen thân anh chị đã hơn 10 năm nay. Năm kia anh chị đã mua ngôi biệt thự này, gia đình chúng tôi được anh chị giành cho 3 phòng, đều có cửa kính nhìn ra ngoài rất thoáng, tha hồ ngắm tuyết rơi. Ngày nay, người Mỹ thích sống trong môi trường thiên nhiên, ngôi nhà của anh chị gần trường học của các cháu và gần Công viên Sinh thái Quốc gia Chicago nên rất thú vị...

Từ nhà GS Ngô Bảo Châu nhìn ra đường phố

Đến6 giờ chiều, cả 2 gia đình ra xe để đi dự tiệc Giáng sinh ở nhà GS Ngô Bảo Châu, theo lời mời của anh ấy từ sáng nay. GS Ngô Bảo Châu ở khu phố của những người nổi tiếng trong đó có Tổng thống Obama, gần Đại học Chicago nơi anh giảng dạy. Đây là một trong Top 10 trường đại học tốt nhất nước Mỹ.GS Châu ra mở cửa đón chúng tôi, anh lúc nào cũng chân tình, dễ mến.Anh dẫn chúng tôi xem ngôi nhà anh chị mới mua và mới sửa, có 3tầng, mặt tiền cao, có tầng áp mái và tầng hầm, cửa chính có hai cánhmangphong cách Victoria trang nhã sang trọng.Riêng phần trang trí nội thất, anh thuê một họa sĩ ấn tượngngười Mỹ gốc Phi đảm trách, nên những bức bích họa của ôngmang tính chất mạnh mẽ, sôi động.

Trongphòng kháchmột cây thông Noel đẹpđặt giữa cây đàn Piano và bộ Sofa...Ngô Bảo Châu ân cần mời mọi người vào bàn ăn, rồi giới thiệu các món truyền thống như dò chả nem do vợ anh, chị Bảo Thanh đặt ở nhà hàng Việt, riêng món chủ đạo là thịt cừu nướng kiểu Pháp kèm món salad do anh trực tiếp làm. Và cũng theo phong cách lịch sự Pháp, anh trực tiếp thái những lát thịt cừu nướng đặt vào từng đĩa của thực khách, tuần tự từ người lớn tuổi nhất... Chúng tôi cùng nâng cốc vang đỏBordeaux chúc sức khỏe và Giáng sinh an lành! Mọi người ăn uống vui vẻ, chuyện chò cởi mở... Ai cũng muốn nghe chuyện Ngô Bảo Châu về nước lo cho chương trình "Cơm có thịt" và "Quỹ trò nghèo vùng cao" nhưng anh chỉ khiêm tốn kể một kỷ niệm đón trăng trung thu với trẻ em Hoàng Su Phì...

Sau Party ẩm thực tiếp đến Party văn nghệ. Mọi người bên cây đàn Piano cùng cất cao giọng hát Jingle Bells, Feliz Navidad rồi chuyển sang nhạc Việt. Ngô Bảo Châu rất thích dân ca quan họ, còn tôi thì thích những bài nào có Mây hoặc Gió. Mọi người đồng ý cả hai, chọn những bài quan họ Bắc Ninh có mây / gió và cùng nhau hát vang hết "Rồng rắn lên mây", "Qua cầu gió bay" đến "Bèo dạt mây trôi"...

GS Ngô Bảo Châu đang thái thịt cừu nướng đãi bạn bè

Vui quá, nhưng cũng đã đến lúc nói lời "Giã bạn" với anh chị Ngô Bảo Châu yêu dân ca quan họ mến khách, để cho các cháu về nhà đón Santa Claus vì ông ấy cùng cỗ xe tuần lộc chở đầy quà Giáng sinh đang "vút trên ngàn mây gió" sắp đến Chicago rồi!

Bài - ảnh: Nguyễn Hoàng Bích
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
12 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn tượng Chicago mùa Đông và bữa tiệc ấm áp ở nhà GS Ngô Bảo Châu