Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam Chất lượng cao cho rằng "át chủ bài" của nông nghiệp Việt Nam là chuẩn chất và giá trị gia tăng...

Bà Vũ Kim Hạnh: Chúng ta phải ngưng giải cứu nông sản!

tuyetnhung | 06/06/2018, 07:30

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam Chất lượng cao cho rằng "át chủ bài" của nông nghiệp Việt Nam là chuẩn chất và giá trị gia tăng...

Chia sẻ với các diễn giả trong nước câu hỏi: "Việt nam có thể trở thành kho lương thực của thế giới hay không, nếu được thì át chủ bài của chúng ta là gì?" tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 bàn về nông nghiệp sáng 5.6, bà Vũ Kim Hạnh cho rằngcon át chủ bài của nông nghiệp Việt Nam là chuẩn chất và giá trị gia tăng.

"Lý do tại sao chuẩn chất, vì trong những năm gần đây khi đi nói chuyện với nông dân và doanh nghiệptôi thấy thực tế khá sốc là nông dân và doanh nghiệp chúng ta ít quan tâm đến tiêu chuẩn quá, nhất là tiêu chuẩn quốc tế", bà nói.

Bà dẫn câu chuyện thực tế tại Phú Tư (An Giang) vốn là một nơi nổi tiếng về nếp, người nông dân làm ăn lớn, nhưng khihỏi những doanh nghiệp tại đây "tiêu chuẩnlà gì" thì họ cho biết không có tiêu chuẩn nào cả. "Họ nhấn mạnh chúng tôithật thà lắm, chị phải tin tôi chứ. Tôi nói không được, các anh làm quốc tế phải có tiêu chuẩn, cam kết bằng giấy tờ", bà Hạnh kể.

Bà Hạnhdẫn thê câu chuyện khác về một doanh nghiệp xuất khẩu mắm tôm qua Mỹ, được Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA) cấp chứng nhận. Họ làm mọi thứ để phát triển ổn định, có chứng nhận đầy đủ. Giám đốc là tiến sĩ về chế biến thực phẩm ở Nga, có kinh nghiệm xây dựng chỉnh chu ngay từ đầu. Qua đó, bà nhận thấy có nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh tay vào tiêu chuẩn.

Thứ hai là chế biến nông sản. Theo bà Hạnh, chúng ta cần phải ngưng giải cứu nông sản. Trái vải chỉ có một mùa, nhưng có cách chế biến vảithì đâu có nhất thiết là một mùa. Chúng ta hoàn toàn có thể chế biến nông sản.

"Khi chế biến có 2vấn đềlà nghiên cứu thị trường và nghiên cứu sản phẩm. Tôi muốn nhấn mạnh chúng ta chỉ cần lập một nhóm nghiên cứu thị trường làm thiết thực và tổ chức những nhóm chuyên gia trẻ đi các hội trợ quốc tế uy tín, lấy cái túi khôn của thiên hạ, hai giải pháp này theo tôi nếu làm được sẽ rất có lợi cho người dân", bà nói.

Tiếp tục bàn về "át chủ bài", ông Vũ Trường Ca - Chủ tịch HĐQT Lina Network cho rằng át chủ bài của ngành nông nghiệp Việt chính là thị trường. Ông nhìn nhận: "Dù nông nghiệp Việt Nam đang được Chính phủ đẩy mạnh hỗ trợ tốt, có nhiều chính sách giúp đỡ người nông dân, nhưng vẫn luôn gặp phải trường hợp được mùa mất giá, được giá mất mùa, hay mất mùa và mất luôn cả giávà thường xuyên phải giải cứu. Như vậy có thể thấy, nông nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường".

Vì vậy, ông cho rằng cần phải tìm hiểu xem thị trường cần gì. Nếu được đề xuất một điểm với Chính phủ, theo ông Ca nên đề xuất về công nghệ. Bởi thị trường cần phải có sản phẩm minh bạch, bất biến, an toàn, chuẩn hoá, truy xuất mọi lúc mọi nơi liên kết chuỗi với nhau. Do đó, nếu ứng dụng được công nghệ thì sẽ giải quyết bài toán.

Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)cho biết, "át chủ bài" của nền nông nghiệp Việt Nam vẫn là cơ chế chính sách ngoài dòng vốn.

Ông Hải nhận định hiện các doanh nghiệp vẫnchưa mạnh dạn đầu tư. Về thị trường, Việt Nam có 6 thị trường xuất khẩu chính, chiếm tới 77% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việc lệ thuộc một số thị trường chính cũng là vấn đề cần giải quyết nhưng cũng có thể xem đây là điểm tựa để tiến tới đa dạng hóa thị trường. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới. Riêng trong nước, ông cho rằng Việt Nam cần thay đổi quy mô sản xuất giúp doanh nghiệp tìm kiếm thêm cơ hội.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bà Vũ Kim Hạnh: Chúng ta phải ngưng giải cứu nông sản!