Khi Obama đang ở đỉnh cao quyền lực thì Tập Cận Bình luôn tìm cách để làm giảm đến mức tối thiểu giá trị những sản phẩm của Washington, song khi quyền lực của Obama ở buổi hoàng hôn thì Trung Nam Hải lại quyết khai thác giá trị những di sản của Obama để phục vụ cho mưu đồ chiến lược của mình.

Bắc Kinh tính toán gì trong thời điểm bản lề chuyển giao quyền lực tại Mỹ?

01/12/2016, 16:36

Khi Obama đang ở đỉnh cao quyền lực thì Tập Cận Bình luôn tìm cách để làm giảm đến mức tối thiểu giá trị những sản phẩm của Washington, song khi quyền lực của Obama ở buổi hoàng hôn thì Trung Nam Hải lại quyết khai thác giá trị những di sản của Obama để phục vụ cho mưu đồ chiến lược của mình.

Reuters ngày 19.11 cho biết, trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC Lima 2016, tại Peru, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi một sự chuyển đổi suôn sẻ cho mối quan hệ Bắc Kinh – Washington khi tại Mỹ đang chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền lực thời hậu bầu cử.

"Chúng ta gặp nhau tại một thời điểm bản lề trong mối quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Tôi hy vọng hai bên sẽ cùng hợp tác, xoá nhoà đi sự khác biệt giữa chúng ta. Tôi chắc chắn sẽ có một sự chuyển đổi suôn sẻ trong mối quan hệ song phương và trong tương lai, quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa”, Reuters dẫn lời ông Tập Cận Bình.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng ca ngợi Tổng thống mãn nhiệm Barack Obama đã góp sức củng cố mối quan hệ Mỹ - Trung. Giới phân tích nhìn nhận đó chỉ là những phát biểu mang tính xã giao khi quyền lực của Tổng thống Obama đang ở buổi hoàng hôn. Song thực ra, đó là quan điểm cho thấy Bắc Kinh sẽ có những hành động trong thời điểm bản lể quan trọng này.

Tại sao lại nhận định như vậy?

Khai thác quyền lực của Obama ở buổi xế chiều để tạo lợi thế cho Bắc kinh, trước khi Trump vào Nhà Trắng

Ngày 23.11, Reuters dẫn nguồn tin ngoại giao từ Hội đồng Bảo an cho biết, Mỹ và Trung Quốc đã thỏa thuận và thống nhất biện pháp trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc áp đặt cho Triều Tiên về hành động phóng thử tên lửa đạn đạo hồi tháng 9 vừa qua, chỉ có Nga là tỏ ra lưỡng lự với dự thảo nghị quyết. Dư luận rất ngạc nhiên trước động thái của bộ ba quyền lực này.

Người viết cho rằng, đây là hiệu ứng của việc Tổng thống Obama đang tăng cường những nước đi, nhất là trong quan hệ đối ngoại, ở buổi hoàng hôn nhiệm kỳ. Những tính toán của ông Obama ở thời điểm nhạy cảm này mang tính cá nhân nhiều hơn là bám theo chiến lược của Washington trong những ván cờ chính trị trên thế giới.

Hiện nay Bắc Kinh được xem là là đối thủ đáng gờm nhất của Washington, song với cá nhân Tổng thống Obama thì Moscow mới lại là mối nguy lớn nhất. Bởi dù Bắc Kinh đang chiếm lợi thế trước Mỹ tại nhiều ván cờ thì Obama cũng có thể tạm yên với mối nguy từ Trung Hoa đại lục, đơn giản là vì Trump đã hướng mũi tên độc về phía Bắc Kinh trong khi lại cho thấy sẽ tạo sự thân thiện trong quan hệ với Moscow.

Kết quả hình ảnh cho picture of obama and xi jinping

Chủ tịch Tập Cận Bình khai thác giá trị di sản của Tổng thống Obama cho những nước đi chiến lược của mình. Ảnh: International Business Times

Vì vậy, tìm cách ngăn cản khả năng gây tác hại từ Moscow, hạn chế công lực các nước đi của Putin là điều quan trọng nhất với người đứng đầu Nhà Trắng lúc này. Và trong bối cảnh hiện nay thì chỉ có Trung Nam Hải mới có thể giúp Obama làm được điều đó. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được ước nguyện của mình thì Washignton phải có sự hoán đổi lợi ích với Bắc Kinh.

Dường như Trung Nam Hải đã nhận ra điều đó nên Bắc Kinh nhanh chóng thống nhất với Washington gia tăng trừng phạt Bình Nhưỡng. Có thể thấy sự đồng thuận giữa Bắc Kinh và Washington trong thời điểm này đảm bảo cả hai bên cùng có lợi.

Với Obama thì việc gia tăng trừng phạt Bình Nhưỡng giúp ông làm “một công đôi việc”. Thứ nhất là hạn chế Kim Jong-un đe doạ các đồng minh Đông Bắc Á, nhất là khi Seoul đang chao đảo và hệ thống phòng thủ của Mỹ tại Hàn Quốc chưa biết ra sao dưới chính quyền Trump. Bên cạnh đó còn kiềm chế Tokyo gia tăng sức mạnh quân sự gây nguy hại cho lợi ích của Mỹ.

Thứ hai, từ việc làm giảm hiệu ứng gia tăng sức mạnh của cả Seoul và Tokyo, Obama đã ngầm giúp Bắc Kinh giảm được mối nguy từ hai đồng minh của Mỹ tại vùng Đông Bắc Á này. Đây còn có thể được xem là vốn lận lưng cho Obama khi rời nhiệm sở, mà việc bỏ ngỏ một chức vị đặc sứ là có thể nhìn thấy được.

Còn với Bắc Kinh thì việc đồng thuận cùng Washington gia tăng trừng phạt Bình Nhưỡng sẽ làm phá sản chiến lược “xa Trung gần Mỹ’ của Kim Jong-un. Từ khi nhà lãnh đạo trẻ lên nắm quyền, Bình Nhưỡng ngày càng chứng tỏ không còn là cánh tay nối dài của Bắc Kinh, khi đồng thuận trừng phạt Bình Nhưỡng giúp Bắc Kinh vẫn có thể hiệu chỉnh được người anh em này.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh đồng thuận với Washington gia tăng trừng phạt Bình Nhưỡng trước khi Trump nhận nhiệm sở sẽ làm giảm nguy cơ thiệt hại cho Bắc Kinh khi chương trình hành động của chính quyền mới tại Mỹ chưa thể nhận diện. Đặc biệt, việc Bắc Kinh trói tay Kim Jong-un sẽ khiến Tokyo bớt đắn đo khi ngả vể Bắc Kinh để tìm kiếm lợi ích thay cho TPP bị chết yểu.

Tìm cách kế thừa những di sản của Obama mà có thể bị Trump gạt bỏ

Nguy cơ TPP chết yểu ngay tại nước Mỹ khiến cho các đồng minh quan trọng và các đối tác chiến lược của Washington phải tìm hướng đi mới cho mình, khi cả lợi ích chính trị và lợi ích kinh tế của Washington không như kỳ vọng của họ. Đây là cơ hội cho Bắc Kinh thực hiện việc quyến rũ đồng minh, lôi kéo đối tác của Washington.

Ngoài những “công cụ tạo lợi ích quyến rũ” quan trọng như AIIB, thì Bắc Kinh được cho là đang khai thác lợi ích bỏ ngỏ từ di sản lớn nhất của Obama khi nó không thể vận hành và phát huy giá trị. TPP được xem là đã xây dựng được những quy tắc vàng cho hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nay Bắc Kinh chỉ cần hiệu chỉnh những nguyên tắc đó theo ý đồ của mình là có thể phát huy tác hiệu.

Hiện nay Bắc Kinh được cho là đang thúc đẩy cho đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm lôi kéo đồng minh, đối tác của Washington vào tầm ảnh hưởng. RCEP là một hiệp định thương mại tự do gồm 10 quốc gia ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do là Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Như vậy có 7/12 quốc gia tham gia RCEP là thành viên của TPP, điều đó khiến cho RCEP giống như TPP phiên bản 2, chỉ khác là Trung Quốc thay Mỹ đóng vai trò chủ đạo. Không những thế, RCEP còn có sự tham gia của Ấn Độ, vốn chỉ được xem là sân sau của TPP. Khi tham gia RCEP thì New Delhi có vai trò chính thức, chứ không chỉ đóng vai hộ bị như với TPP mà thôi.

Người viết cho rằng RCEP có thể sớm hoàn tất và vận hành, bởi hiệp định thương mại này được kế thừa TPP về cả đối tượng tham gia lẫn phương thức đàm phán và thoả thuận. Cũng từ đó, kỳ vọng của các thành viên RCEP hướng tới hình thành Hiệp định thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và khởi đầu cho Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA), sẽ trở nên thực tế hơn.

Rõ ràng, khi TPP không thể vận hành thì cơ hội cho RCEP lớn hơn rất nhiều và theo giới phân tích thì Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh tiến độ để hoàn tất RCEP vào tháng 1/2017, khi số phận của TPP chính thức được quyết định.

Khi Obama đang ở đỉnh cao quyền lực thì Tập Cận Bình luôn tìm cách để làm giảm đến mức tối thiểu giá trị những sản phẩm của Washington, song khi quyền lực của Obama ở buổi hoàng hôn thì Trung Nam Hải lại quyết khai thác giá trị những di sản của Obama để phục vụ cho mưu đồ chiến lược của mình. Như vậy, thời điểm bản lề trong chuyển giao quyền lực của nước Mỹ rất có ý nghĩa với những nước đi chiến lược của Tập Cận Bình.

Ngọc Việt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắc Kinh tính toán gì trong thời điểm bản lề chuyển giao quyền lực tại Mỹ?