Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTB&XH, TAND Tối cao, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, UBND tỉnh Cà Mau báo cáo việc xem xét công nhận chế độ liệt sĩ cho ông Lữ Anh Dồi. Theo đó, các cơ quan phải báo cáo trước ngày 20.2 để họp liên ngành giải quyết dứt điểm.

Bài 1: Cái chết của Lữ Anh Dồi và những ngày tháng đoạn trường của người vợ trẻ

Nguyên Việt | 22/02/2017, 13:43

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTB&XH, TAND Tối cao, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, UBND tỉnh Cà Mau báo cáo việc xem xét công nhận chế độ liệt sĩ cho ông Lữ Anh Dồi. Theo đó, các cơ quan phải báo cáo trước ngày 20.2 để họp liên ngành giải quyết dứt điểm.

Một Thế Giới xin lần lượt đăng tải hồ sơ về vụ việctừng gây chấn động miền Tây này.

Năm 1979, thiếu úy Lữ Anh Dồibị đồng đội sát hại và vu khống tội phản quốc. Bà Nguyễn ThịMai (vợ ông Dồi)đã không quản khó khăn đi đòi công lý cho chồng. 10 năm sau, dưới sự chỉ đạo của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, vụ án được đưa ra xét xử. Ông Dồi được rửa tiếng oan phản bội Tổ quốc, những kẻ có tội phải chịu trừng phạt của pháp luật. Tuy nhiên, đến nay, 27 năm sau những phiên tòa, các cơ quan liên quan đều đang tranh cãi trong việc suy tôn ông Dồi.

37 năm không bình yên

Tháng 7.2016, các ngành chức năng tỉnh Cà Mau đã thống nhất đề nghị Bộ LĐTB&XH suy tôn ông Lữ Anh Dồilà liệt sĩ. Ông Lữ Anh Dồi là nạn nhân trong một vụ án giết người, vu khống cách đây đã 37 năm. Vụ án đã khép lại từ đầu những năm 90, nhưng việc giải quyết chế độ cho ôngDồi thì vẫn kéo dàidai dẳng cho đến ngày hôm nay…

Cũng từ đây, dư luận 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu (trước đây cùng thuộc tỉnh Minh Hải) lại một lần xôn xao trở lại vụ án Lữ Anh Dồi, nguyên thiếu úy công an vũ trang, bị đồng đội bắn chết một cách nhẫn tâm đểthực hiện một âm mưu khác. Hung thủ gây nên vụ án oan khuất, chấn động dư luận năm xưa cũng đã đền tội, nhưng những hậu quả mà vụ án để lại cho những người trong gia đình của ông Lữ Anh Dồi thì thật to lớn, không thể nào khỏa lấp.

Bà Nguyễn Thị Mai, vợ ông Lữ Anh Dồihiện nay đã ngoài 60 tuổi. Cả cuộc đời của bà đã đi khắp nơi để minh oan,đòi lại danh dự cho chồng, nay tuổi đã cao nhưng tâm nguyện ấy vẫn chưa thành hiện thực. Người phụ nữ hiền lành nhưng bản lĩnh ấy tạo cho người đối diện cảm giác rất ấn tượngchỉ sau vài câu nói. Bà Mai bắt đầu buổi trò chuyện với một niềm vui nho nhỏ. Đó là kết quả của chuyến đi ra Hà Nội vào cuối năm 2016, gặp những cơ quan cao nhất có trách nhiệm trong việc công nhận chồng bà là 1 liệt sĩ.

“Tôi đã chờ từ ngày này qua ngày nọ, năm này qua năm khác. Người ta cứ bảo tôi chờ, tôi còn biết làm gì nữa, tôi chờ thôi. Chờ đến ngàydanh dự của chồng tôi được phục hồi”, bà Mai chậm rãi kể chuyện.

Cái chết của thiếu úy Lữ Anh Dồi

Năm 1979, bà Mai và ông Dồi đã nên vợ chồng được 3 năm. Cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn nhưng hạnh phúc luôn tràn đầy. Ông Dồi lúc này là thiếu úy công an vũ trang (nay thuộc lực lượng bộ đội biên phòng) của Ty Công an Minh Hải cũ (tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau ngày nay). Còn bà Mai là giáo viên của trường Trung học Sư phạm Bạc Liêu.

Vì tính chất công việc, ông Dồi phải đi công tác thường xuyên từ vài ngày, có khi cả tuần mới về thăm vợ. 1 ngày cuối tháng 3.1979, bà Mai đang loay hoay với sách vở trong thư viện trường Trung học Sư phạm Bạc Liêu thìcó người bạn tìm đến trường, hỏi thăm bà Mai.

Bà Nguyễn Thị Mai kể lại hành trình 37 năm tìm lại danh dự cho chồng

Vừa gặp bà Mai, người bạn này tròn mắt, ngạc nhiên hỏi: “Ủa, sao Mai còn ở đây, Mai chưa đi hay sao?”. “Đi? Đi đâu?”, bà Mai ngạc nhiên hỏi lại, lòng gợn lo âu. Người bạn này kéo bà Mai đi khỏi thư viện, vào một chỗ khuất rồi nói khẽ: “Mai chưa hay tin gì sao?”. “Tin gì?”, bà Mai không giấu được sự ngạc nhiên. “Anh Dồi chết rồi!”, người bạn buông câu nói, bà Mai lặng ngườirồi bừng tỉnh hỏi dồn dập.

“Bạn tôi kể lại tình cờ biết được cái chết của anh Dồi. Đó là ngày hôm trước, ngay tại thị trấn Hộ Phòng, bạn tôi đi ngang qua một đám đông đang xôn xao. Tò mò bước vào xem thì bạn tôi nhận ra anh Dồi đã chết, trên mình có nhiều vết đạn.

Thông tin duy nhất mà bạn tôi nghe được là chồng tôi chết vì tội phản quốc, móc nối với quân chính quyền Sài Gòn, tổ chức vượt biên nên bị bắt. Vì chống cự nên ảnh bị công an nổ súng bắn”, bà Mai nhớ lại câu chuyện đau thương.

Để chắc chắn về cái chết của chồng mình, bà nhờ người trong trường đánh điện về Ty Công annơi chồng làm việc để hỏi thêm lần nữa. Khibiết chồng thực sự đã nằm xuống, bà Mai rơi vàotâm trạng hỗn độn, lo âu, đau xót không biết phải hành động như thế nào.

Bà bắt xe xuống Hộ Phòng ngay chiều hôm đó. Đoạn đường chỉ chừng 40 cây số nhưng dài dăng dẳng thách thức sự chịu đựng của bà. Đến Hộ Phòng, bà được những người dân tốt bụng kể lại toàn bộ câu chuyện, diễn biến cái chết của chồng mình.

Đó là vào lúc buổi trưa, Lữ Anh Dồi và 1 người đồng đội đi uống cà phê về. Vừa bước chân vào cửa hàng thu mua thủy sản, lợi dụng lúc ông Dồi không để ý và dường như có sự chuẩn bị từ trước, người đồng đội này móc khẩu K54 đã lên đạn hướng về phía ông Dồi. Tiếng súng nổ đanh thép giữa trưa vắng khiến người dân giật mình. Họ kéo đến cửa hàng thủy sản thì ông Lữ Anh Dồi đã tắt thở, trên mình nhiều vết đạn trúng chỗ hiểm.

Người bắn Lữ Anh Dồi lăm lăm khẩu súng nói dõng dạc tuyên bố: “Tên này là sĩ quan Ngụy ở Bến Tre, hắn mang quân hàm giả, xuống đây tổ chức vượt biên nên tôi bắn chết”. Người dân nghe như thế thì quá kinh hãi,bởi ông Dồi và những đồng đội của mình không phải xa lạ đối với họ. Lực lượng công an vũ trang thường xuyên làm nhiệm vụ tại đây. Người dân vẫn biết đến Lữ Anh Dồi là thiếu úy công an, nhưng không ai dám hó hé nửa lời. Ngay sau đó, một toán công an có mặt, xông vào lột quân phục của thi thể Lữ Anh Dồi, rồi đưa ông xuống mé sông, đầy sình lầy, cây dại để lấp đi tạm bợ…

Nghe xong câu chuyện của bà con thị trấn Hộ Phòng, bà Mai lê những bước chân thiểu não đi tìm nơi chôn cất chồng mình. Băng qua những bãi đất sình lún cả bàn chân, bà Mai nhìn thấy giữa mặt nước xấp xấp cómột mô đất cao caođược lấp bởi đám cây ô rô (môt loại cây dại).

Cùng người dân vạch đám cây dại ra, bà Mai thấy chồng mình nằm co quắp, trên mình độc 1 chiếc quần cộc, nét mặt vẫn còn nguyên nét kinh hoàng. Có lẽ chính ông Lữ Anh Dồi cũng không hiểu được việc gì đã diễn ra. Bà Mai suy nghĩrồi quyết định để nguyên xác chồng như vậy. Bà muốnchính thủ trưởng của chồng mình phải có trách nhiệm chôn cất đàng hoàng, không thể đối xử như con thú bị bắt chết, vứt đi…

Sáng đó, bà Mai đến Ty Công an Minh Hảitìm gặp lãnh đạo của chồng để hỏi cho ra lẽ. Không ai tiếp, bà tìm đến nhà thủ trưởng trực tiếp của ông Lữ Anh Dồi làtrung tá Nguyễn Ngọcđể hỏi sự tình. Tiếp bà Mai ở ngay cổng nhà, ông thủ trưởng cao giọng nói: “Thằng Dồi phản bội Tổ quốc, móc ráp với quân Ngụy tổ chức vượt biên, đến cuối cùng bị phát hiện vẫn ngoan cố chống đối, nó bị bắn chết là phải rồi. Có gì nữa đâu mà cô phải thắc mắc?”. Nói rồi, ông thủ trưởng lạnh lùng quay lưng bước vào nhà, không kịp để bà Mai nói thêm câu nào.

Đêm hôm đó, bà Mai ngủ lại nhà những người dân tốt bụng ở Hộ Phòng. Thức gần trọn đêm, bà Mai trăn trở biết bao nhiêu với những thông tin mình biết được. Có điều, nói ông Lữ Anh Dồi có tội phản quốc thì thật vô lý.

Bà Mai nhớ lại: “Lúc đó tôi vẫn chưa tin những chuyện này lại xảy ra với mình. Nhưng tôi biết là cái chết của chồng có vô vàn điều uẩn khúc. Ngay cả những người dân Hộ Phòng cũng thắc mắc và cónhiều nghi vấn về cái chết của thiếu úy Lữ Anh Dồi. Nhưng, bắt đầu từ đâu để làm sáng tỏ cái chết chồng tôi?”.

(còn tiếp)

Ngọc Hàm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 1: Cái chết của Lữ Anh Dồi và những ngày tháng đoạn trường của người vợ trẻ