Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng.

Bài 5: Xông đất, xuất hành, hái lộc và những điều kiêng kỵ

Một Thế Giới | 29/01/2014, 09:32

Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng.

Bai 5: Xong dat, xuat hanh, hai loc va nhung dieu kieng ky-hinh-anh-1
Cách chọn tuổi xông đất:
  • Tuổi Giáp hạp với Kỷ mà kỵ với Canh – Mậu. 
  • Tuổi Ất hạp với Canh mà kỵ với Tân – Kỷ. 
  • Tuổi Bính hạp với Tân mà kỵ với Nhâm – Canh. 
  • Tuổi Đinh hạp với Nhâm mà kỵ với Quý – Tân. 
  • Tuổi Mậu hạp với Quý mà kỵ với Giám – Nhâm. 
  • Tuổi Kỷ hạp với Giáp mà kỵ với Ất – Quý. 
  • Tuổi Canh hạp với Ất mà kỵ với Bính – Giáp. 
  • Tuổi Tân hạp với Bính mà kỵ với Đinh – Ất. 
  • Tuổi Nhâm hạp với Đinh mà kỵ với Mậu – Bính. 
  • Tuổi Quý hạp với Mậu mà kỵ với Kỷ – Đinh. 
Ví dụ người sinh năm 1989, Kỷ Tỵ thì không hợp để mời người tuổi Ất hay Quý đến xông nhà. Tốt nhất là mời người tuổi Giáp và các Thiên Can khác. 

Xuất hành
Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được thực hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày giờ Hoàng đạo, chọn các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần ... 
Phong thuy ngay tet

Hái lộc và Hương lộc

Hái lộc là đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. Có tục xem lộc đầu năm.
Bai 5: Xong dat, xuat hanh, hai loc va nhung dieu kieng ky-hinh-anh-2

Hương lộc là thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương. Đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình vào phong thủy ngày Tết. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.

Tín ngưỡng: Điềm lành – Điềm gở

Những tập tục ngày đầu xuân. Ngày nay, con người hiện đại vẫn truyền tai nhau giữ nét truyền thống này như một phương thức tâm linh. Để tự bảo vệ trước những điều bất trắc, điềm “gở”. Đồng thời chủ động đón điều lành đến nhà.

a. Điềm lành:

  • Sau giao thừa, nếu hoa mai nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó báo hiệu điềm may. 
  • Từ sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, nếu trong nhà có hoa nở. Đặc biệt nếu cây hoa nhà bạn bỗng xuất hiện bất ngờ chắc chắn năm đó gia chủ sẽ phát tài. 
  • Hoa nở theo tiến độ loa kèn.
  • Chó lạ vào nhà. Tục ngữ có câu “mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”. Nếu sáng mồng 1, chó chạy vào nhà bạn thì hãy yên tâm năm đó gia đình bạn sẽ làm ăn suôn sẻ, thịnh vượng 
  • Cây hạnh liên quan đến lộc chồi. Nếu cây hạnh có nhiều hoa nở, hoặc chồi xanh mọc lên mơn mởn, sung mượt. Năm đó sẽ có nhiều tài lộc như ý.

b. Điều kiêng kỵ:

  • Kiêng quét nhà
  • Kỵ cho nước, cho lửa
  • Kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ
  • Kiêng ănThịt chó, Cá mè, Thịt vịt. Người dân miền Trung có tục kiêng ăn:Trứng vịt lộn, thịt vịt trong phong thủy ngày Tết và cả tháng đầu năm. Một số vùng không ăn tôm
  • Kiêng mặc quần áo màu đen hoặc trắng
  • Không được cãi nhau
  • Kiêng đi chúc Tết vào sáng mùng Một Tết
  • Kiêng giặt giũ vào mùng Một và mùng Hai Tết
  • Không treo tranh ảnh có nội dung tiêu cực
  • Kiêng mở tủ
  • Kiêng chụp hình hoặc chúc Tết người đang nằm ngủ
  • Kiêng xõa tóc.
  • Kiêng đi chúc Tết khi trong gia đình có tang
  • Kỵ mai táng
Trong dân gian chẳng mấy ai để tâm nghiên cứu hay tìm hiểu về “lý nọ”, “sự kia”.Mà người ta làm theo lệ tục từ một lẽ rất đơn giản: "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Dịch Linh (tổng hợp)
>> Xem thêm sự kiện Phong Thủy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 5: Xông đất, xuất hành, hái lộc và những điều kiêng kỵ