Điểm cộng thêm, thật ra là điểm ảo. Bao nhiêu thí sinh ưu tiên được cộng thêm điểm ảo, thì có bấy nhiêu thí sinh điểm thật, ngậm ngùi dang dở ước mơ giảng đường.

Băn khoăn về chính sách cộng điểm

02/07/2020, 16:18

Điểm cộng thêm, thật ra là điểm ảo. Bao nhiêu thí sinh ưu tiên được cộng thêm điểm ảo, thì có bấy nhiêu thí sinh điểm thật, ngậm ngùi dang dở ước mơ giảng đường.

Điểm thi cần thể hiện sự công bẳng - Ảnh: Internet

Các báo vừa đưa tin Thí sinh có hộ khẩu ở 6.577 xã khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng điểm ưu tiên” trong mùa tuyển sinh đại học 2020. Chuyện vừa bình thường vừa không bình thường. Bình thường ở chỗ, đây là chính sách của nhà nước cho người dân ở vùng khó khăn sau khi giành được độc lập và thống nhất đất nước, và chính sách này đang ngày càng thu hẹp. Bất thường ở số lượng xã khó khăn và đặc biệt khó khăn. Bao nhiêu năm xóa đói xảm nghèo hiệu quả, thế giới công nhận, sao xã khó khăn nhiều thế. 6.577 xã trên tổng số 8.324 xã cả nước, nghĩa là hơn 79o/o xã của Việt Nam thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn? Đọc mà lo.

Điểm ưu tiên khu vực được xét theo địa bàn trường trung học phổ thông hoặc hộ khẩu. Ngoài điểm cộng theo khu vực từ 0,25 - 0,75 điểm; còn có 7 nhóm đối tượng ưu tiên theo thứ tự. Từ nhóm 1 - 4 được cộng thêm 2 điểm. Nhóm 5 - 7 được cộng thêm 1 điểm. Nếu thí sinh thuộc đối tượng 1 - 4 và ở khu vực 1 thì được cộng thêm 2,75 điểm. Đọc những thông tin này, không ít người băn khoăn. Chủ trương như vậy thì giấc mơ xóa hộ khẩu ở Việt Nam còn xa vời vợi.

Chủ trường “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ưu tiên vùng khó khăn”, … là đúng đắn, thể hiện đạo lý truyền thống của người Việt. Không ai phản đối hay thắc mắc. Vấn đề là cách làm. Cha ông mình từng dạy “Của cho không bằng cách cho”. Thế giới chẳng nước nào làm như vậy, trừ Triều Tiên. Của cải vật chất như tiền bạc, nhà cửa, xe cộ…; nếu có cứ cho, tặng thoải mái. Vì đó là những thứ hữu hình, cụ thể; có thể sờ nắm, đong đếm được. Còn kiến thức, tình cảm thì không thể ban phát hay xin - cho được.

Thời bao cấp, có người cực đoan gọi những điểm cộng thêm đó là “điểm dốt”. Cả gọi và cho điểm như vậy đều vô tình xúc phạm những đối tượng được ưu tiên nhưng không cần điểm ưu tiên. Ở miền Nam trước 1975, nghèo thường cố gắng học giỏi để giành học bổng, để thoát nghèo. Việc cộng điểm ưu tiên như lâu nay ít nhiều tạo tâm lý ỷ lại và xem thường. Ý lại ở thí sinh được ưu tiên và xem thường ở những thí sinh khác. Không ít trường hợp chạy hộ khẩu, chạy trường, lobby danh hiệu, khen thưởng… để được hưởng điểm ưu tiên. Điểm cho được thì cũng mua, bán được.

So với trước đây, điểm chênh lệch ngày càng rút ngắn nhưng vẫn còn 2,75. Thi đại học, chỉ cần 0,25 là đậu – rớt khác biệt. Điểm cộng thêm, thật ra là điểm ảo. Bao nhiêu thí sinh ưu tiên được cộng thêm điểm ảo, thì có bấy nhiêu thí sinh điểm thật, ngậm ngùi dang dở ước mơ giảng đường. Đất nước đã thống nhất hơn 45 năm. Đặc biệt là đại dịch Covid 19 đã làm đảo lộn trật tự thế giới, giúp con người giác ngộ nhiều thứ. Dịch đang từng bước bị đẩy lùi mà Việt Nam là điểm sáng tiên phong. Xã hội đang dần trở lại hoạt động “Bình thường mới”. Nhân dịp này, cũng cần xem lại chủ trương “Cộng điểm ưu tiên”.

Các đối tượng chính sách cần được ưu tiên nhưng không phải bằng điểm ảo. Kiến thức không thể ban phát mà chỉ có được nhờ nỗ lực học tập, cả tự học lẫn nhờ thầy cô, bạn bè. Nhà nước nên cấp học bổng chính sách, cung cấp tiền bạc, tạo mọi điều kiện để các đối tượng ưu tiên có được điểm thực, thi cử bình đẳng với mọi đối tượng khác. Thi cử và bằng cấp thống nhất toàn quốc gia, chứ không thể du di theo vùng miền và đủ thứ đối tượng.

Chúng ta nói nhiều đến hội nhập và hòa nhập với thế giới. Kinh tế Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế, một số lĩnh vực còn dẫn đầu. Nhiều sản phẩm “Made in Viet Nam” được thế giới thừa nhận chất lượng cao. Hà cớ gì giáo dục cứ “Một mình một chợ” với những chính sách khác người, nên bằng cấp chưa được các nước công nhận.

Nguyễn Vũ Mộc Thiêng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Băn khoăn về chính sách cộng điểm