Trong quá trình nghiên cứu phát thải khí nhà kính ở Bắc Cực, các nhà khoa học Nga cảnh báo việc lớp băng ngầm vĩnh cửu ở vùng biển Đông Bắc Cực bị phá hủy có thể dẫn tới những tai nạn công nghiệp nghiêm trọng khi thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản ở thềm lục địa Bắc Cực và tác động đáng kể đến khí hậu toàn Trái đất.

Băng ngầm Bắc Cực tan chảy có thể đe dọa khí hậu Trái đất

18/10/2018, 18:01

Trong quá trình nghiên cứu phát thải khí nhà kính ở Bắc Cực, các nhà khoa học Nga cảnh báo việc lớp băng ngầm vĩnh cửu ở vùng biển Đông Bắc Cực bị phá hủy có thể dẫn tới những tai nạn công nghiệp nghiêm trọng khi thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản ở thềm lục địa Bắc Cực và tác động đáng kể đến khí hậu toàn Trái đất.

Với sự phá hủy dần dần lớp băng vĩnh cửu ngầm, khí mêtan từ biển Đông Bắc Cực thoát ra có thể có tác động đáng kể đến khí hậu của toàn Trái đất - Ảnh : sib-science.info

Theo TASS, thông cáo báo chí của Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Nga đã cảnh báo như trên. Những kết luận này đã được các nhà khoa học Nga nêu ra khi nghiên cứu phát thải khí nhà kính trong cuộc thám hiểm khoa học ở Bắc Cực.

Cuộc thám hiểm nghiên cứu thềm lục địa Bắc Cực như là một nguồn khí nhà kính hiện đang diễn ra trong vùng biển của Đông Bắc Cực - trong biển Laptev và biển Đông Siberia.

Các nhà khoa học cảnh báo rằng với sự phá hủy dần dần lớp băng vĩnh cửu ngầm, khí mê tan từ biển Đông Bắc Cực có thể thoát ra tác động đáng kể đến khí hậu của toàn bộ Trái đất. Giáo sư Igor Semiletov (ĐH Bách khoa Tomsk) khẳng định rằng kết quả sơ bộ đã thu được trong cuộc thám hiểm này cho thấy chắc chắn rằng hầu hết các ổ phun túi khí mê tan đã tăng đáng kể về kích thước so với các quan sát mới nhất trong năm 2014 và 2016. Hậu quả của thảm họa địa chất có thể xảy ra trong quá trình thăm dò và hoạt động công nghiệp có thể giải phóng khí hydrat hóa ở mức độ không thể kiểm soát nổi và gây thiệt hại ghê gớm.

Đây là lần đầu tiên tại thềm lục địa biển Đông Bắc Cực, các thành viên thám hiểm tiến hành nghiên cứu với sự trợ giúp của các tay máy robot ngầm dưới nước cũng như các trạm địa chấn đáy.

Được biết, trên cơ sở của Đại học Bách khoa Tomsk, vào năm 2016, Trung tâm Nghiên cứu Bắc Cực Siberi quốc tế được thành lập, tập hợp các nhà nghiên cứu Bắc Cực của Nga, Thụy Điển, Hà Lan, Anh và Mỹ.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
13 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Băng ngầm Bắc Cực tan chảy có thể đe dọa khí hậu Trái đất