Trong báo cáo AR6, chúng tôi mong muốn các nhà khoa học giải quyết các vấn đề của địa phương và cung cấp các thông tin khoa học để có thể đưa vào đánh giá. Chúng tôi cũng hy vọng rằng Việt Nam và các nước đang phát triển sẽ cử các nhà khoa học tham gia với vai trò tác giả cho các chủ đề liên quan tới báo cáo”, Chủ tịch IPCC nói.

Báo cáo đánh giá AR6 về BĐKH: Rất cần sự tham gia của các nhà khoa học

24/10/2016, 12:13

Trong báo cáo AR6, chúng tôi mong muốn các nhà khoa học giải quyết các vấn đề của địa phương và cung cấp các thông tin khoa học để có thể đưa vào đánh giá. Chúng tôi cũng hy vọng rằng Việt Nam và các nước đang phát triển sẽ cử các nhà khoa học tham gia với vai trò tác giả cho các chủ đề liên quan tới báo cáo”, Chủ tịch IPCC nói.

Ngày 24.10 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp cùng chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), tổ chức hội thảo: “Những thành tựu của IPCC và các hành động của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Tham gia hội thảo có các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện các tổ chức xã hội… Tại đây, IPCC – cơ quan quốc tế chuyên về các đánh giá khoa học liên quan đến biến đổi khí hậu, trình bày kết quả đánh giá, đặc biệt là những nội dung liên quan đến Việt Nam. IPCC cũng trình bày chương trình làm việc cho chu kỳ Báo cáo đánh giá lần thứ 6 (AR6).

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ TN&MT – ông Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh: “Việt Nam nhận thức rõ việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai là vấn đề sống còn cho sự phát triển bền vững đất nước. Việt Nam đã ban hành và triển khai thực hiện một số chiến lược và chính sách về biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, phát triển bền vững và tăng trưởng”.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân phát biểu tại hội thảo

Theo bà Pratibha Mehta - Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc, đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và các dân tộc thiểu số thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất, vì thế chúng ta cần phát huy mọi nỗ lực cần thiết để xây dựng khả năng chống chịu và phục hồi của họ. Chính sách, năng lực và kiến thức phù hợp luôn là ưu tiên được đặt lên hàng đầu để có thể triển khai các biện pháp giảm thiểu rủi ro khí hậu.

Được biết, báo cáo AR5 đã góp phần quan trọng trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đã được thông qua vào tháng 12.2015. Báo cáo nhận định rằng thế giới có đủ khả năng hạn chế sự nóng lên toàn cầu và xây dựng một tương lai thịnh vượng và bền vững hơn. Tuy nhiên để có thể đạt được mục tiêu giới hạn sự nóng lên ở mức dưới 20 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp cần giảm đáng kể phát thải khí nhà kính trong các thập kỷ tới.

Chủ tịch IPCC cho biết báo cáo đánh giá AR6 sẽ được xây dựng trên cơ sở của Báo cáo đánh giá AR5 về tác động của biến đổi khí hậu. Thực hiện đề nghị Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu theo quyết định của Hội nghị COP 21, IPCC đang xây dựng “Báo cáo đặc biệt về tác động của sự nóng lên toàn cầu 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và các đường phát thải khí nhà kính tương ứng”.

“Trong báo cáo AR6, chúng tôi mong muốn các nhà khoa học giải quyết các vấn đề của địa phương và cung cấp các thông tin khoa học để có thể đưa vào đánh giá. Chúng tôi cũng hy vọng rằng Việt Nam và các nước đang phát triển sẽ cử các nhà khoa học tham gia với vai trò tác giả cho các chủ đề liên quan tới báo cáo này”, Chủ tịch IPCC nói.

Một diễn giả trong hội thảo cho biết phát thải cao kéo dài sẽ là rủi ro cho Việt Nam bởi Việt Nam đang bị tổn thương bởi một loạt các tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm mực nước biển dâng và các kiểu khí hậu cực đoan. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu cũng là cơ hội để liên kết nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, thích ứng biến đổi khí hậu và các mục tiêu xã hội khác.

Ý kiến về vấn đề này, bà Pratibha Mehta cho rằng việc lập những bản đồ về những nhóm dân số liên quan tới biến đổi khí hậu, thực hiện những nghiên cứu ứng phó với biến đổi khí hậu, đưa ra những giải pháp để giảm thiểu khí nhà kính… là những giải pháp vô cùng quan trọng. Đồng thời, cần tăng cường chất lượng nghiên cứu của Việt Nam để các nhà khoa học được tiếp cận nhiều hơn với những nghiên cứu quốc tế.

Thu Anh

Bài liên quan
Biến mỗi ngôi nhà là một bể chứa carbon để chống biến đổi khí hậu
Việc xây dựng thường được cho là một phần gây ra biến đổi khí hậu mà chủ yếu đến từ việc khai thác vật liệu xây dựng. Nhưng chúng ta có thể biến vật liệu xây dựng từ kẻ thù thành đồng minh trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo cáo đánh giá AR6 về BĐKH: Rất cần sự tham gia của các nhà khoa học