Về kinh tế - xã hội, dự kiến có 4/12 chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt mục tiêu đề ra. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 5,64%, tuy nhiên quý 3 giảm 6,17% do ảnh hưởng của đợt dịch bùng phát lần thứ tư.

Báo cáo kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, 4/12 chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt mục tiêu

Lam Thanh | 20/10/2021, 11:28

Về kinh tế - xã hội, dự kiến có 4/12 chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt mục tiêu đề ra. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 5,64%, tuy nhiên quý 3 giảm 6,17% do ảnh hưởng của đợt dịch bùng phát lần thứ tư.

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 15 diễn ra tại Hà Nội sáng 20.10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022.

Đạt và vượt 8/12 chỉ tiêu

Báo cáo cho hay, ước thực hiện cả năm dự kiến đạt và vượt 8/12 chỉ tiêu chủ yếu đề ra. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; Thu NSNN 9 tháng đạt trên 80%, cả năm ước vượt dự toán, cơ bản bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng chống dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác; bội chi NSNN trong phạm vi dự toán (4% GDP).

Về hạn chế, báo cáo nêu rõ công tác phòng chống dịch có lúc, có nơi còn bị động, lúng túng. Việc thực hiện các quy định về đi lại của người dân, lưu thông hàng hóa thiếu thống nhất giữa các địa phương, gây ách tắc, phiền hà cho nhân dân.

Việc tiếp cận nguồn vắc xin so với một số nước còn chậm, gặp nhiều khó khăn do khan hiếm trên toàn cầu; việc mua vắc xin chịu nhiều rủi ro, phải chấp nhận các điều kiện áp đặt của nhà cung cấp.

Năng lực y tế, nhất là ở cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến quá tải ở một số địa phương và số ca tử vong cao trong giai đoạn đầu; việc triển khai công tác cứu trợ, bảo đảm an sinh xã hội tại một số địa bàn còn khó khăn do số lượng người cần được hỗ trợ lên tới hàng chục triệu người.

qh.jpeg
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 15

Về kinh tế - xã hội, dự kiến có 4/12 chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt mục tiêu đề ra. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 5,64%, tuy nhiên quý 3 giảm 6,17% do ảnh hưởng của đợt dịch bùng phát lần thứ tư nên tính chung 9 tháng GDP chỉ tăng 1,42%. Kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro; sức ép lạm phát tăng; xuất khẩu giảm tốc, tiếp tục xu hướng nhập siêu; xuất nhập khẩu phụ thuộc vào khu vực FDI và một số ít thị trường.

Ngoài ra, xuất hiện tình trạng đứt gãy một số chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động. Thị trường tài chính, bất động sản, chứng khoán có thời điểm tăng nóng. Khu vực dịch vụ gặp khó khăn nghiêm trọng, đặc biệt là du lịch, lưu trú, ăn uống, vận tải hành khách. Lao động, việc làm bị ảnh hưởng nặng nề.

Tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống một bộ phận người dân gặp nhiều khó khăn. Sức chống chịu của nền kinh tế suy giảm mạnh. Đời sống tinh thần, tâm lý của người dân bị ảnh hưởng, nhất là tại các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội kéo dài.

Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Cơ cấu giữa các ngành, lĩnh vực và nội ngành, lĩnh vực chuyển dịch chậm; khu vực công nghiệp, dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm còn hạn chế. Cổ phần hóa DNNN chưa đạt tiến độ.

Việc xử lý các ngân hàng yếu kém và các dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ; đang đề xuất cấp có thẩm quyền xin cơ chế xử lý 2 ngân hàng thương mại yếu kém và 5 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả. Công tác lập quy hoạch theo Luật Quy hoạch còn chậm.

Năng lực một bộ phận cán bộ còn hạn chế

Nguyên nhân khách quan của tình trạng trên cơ bản là do dịch COVID-19 diễn biến nhanh, phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng và gây hậu quả nặng nề. Đồng thời, còn có các yếu tố từ bên ngoài như: chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đứt gãy; giá nguyên, nhiên, vật liệu, cước, phí vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng cao; việc huy động chuyên gia, nhà quản lý, nhà thầu nước ngoài, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị gián đoạn…

Tuy nhiên, báo cáo xác định nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện có lúc, có nơi còn lơ là, mất cảnh giác; chủ quan, bị động, lúng túng hoặc cứng nhắc, chưa đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các tình huống cụ thể, đột xuất; còn hạn chế, bất cập trong phân tích, dự báo tình hình.

Năng lực một bộ phận cán bộ còn hạn chế; việc thực hiện các biện pháp, chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương về phòng chống dịch, lưu thông hàng hóa có nơi chưa kịp thời, chưa nghiêm, thiếu nhất quán.

Dư kiến những tháng cuối năm 2021, Chính phủ tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng chống dịch COVID-19; khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể, sát hợp với tình hình thực tế; thúc đẩy viện trợ, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất trong nước; đẩy nhanh tiến độ bao phủ tiêm vắc xin, chuẩn bị thuốc điều trị cần thiết, nâng cao năng lực y tế; phấn đấu kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc để tập trung khắc phục hậu quả của dịch bệnh và khôi phục, phát triển KTXH.

Ngoài ra, khẩn trương hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền Chiến lược tổng thể về phòng chống dịch và Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH. Rà soát, tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc về thể chế; giảm thiểu các thủ tục và chi phí sản xuất kinh doanh. Điều chỉnh linh hoạt chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác để giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; sớm đưa học sinh trở lại trường học an toàn...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo cáo kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, 4/12 chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt mục tiêu