Báo cáo việc làm trong tháng 3.2017 của Mỹ vừa công bố, trùng hợp với thời điểm chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Florida, vô tình lại trở thành sức ép đối với Tổng thống Donald Trump ở thời điểm này.
Về bề ngoài, báo cáo việc làm tháng 3 của Mỹ có thể xem như một lý do để vui mừng, khi tỉlệ thất nghiệp trong nền kinh tế Mỹ tiếp tục giảm từ mức 4,7% xuống còn 4,5% - mức thấp nhất kể từ thời điểm tháng 5.2007. Đây có thể xem là một thành tựu đáng kể khi chính phủ Mỹ phải mất tới đúng 1 thập kỷ để đạt được kết quả này sau khi tỉ lệ thất nghiệp lên đến mức cao nhất là 10% vào tháng 10.2009.
Tuy nhiên, kết quả nàychưa đủ để Nhà Trắng và người Mỹ ăn mừng, khi nó đang có xu hướng trở thành dấu hiệu cho sự sụt giảm mức tăng trưởng đáng kể của kinh tế Mỹ. Với kết quả này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ kéo lùi thời điểm tăng lãi suất dự kiến trong tháng 6 sang tháng 9 năm nay - một dấu hiệu không tích cực đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Những dấu hiệu không mấy tích cực của bản báo cáo việc làm tháng 3 của Mỹ, trước hết ở việc chỉ có khoảng 98.000 việc làm mới được tạo ra trong khoảng thời gian nàyvà đây là một mức tăng trưởng thấp, thấp hơn nhiều so với mức dự kiến trước đó là khoảng 180.000.
So với 2 tháng đầu năm 2017, số việc làm mới trong tháng 3 ít hơn khoảng 38.000 việc làm. Trong khi theo dự báo của các nhà phân tích, nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh trong tháng 3 với khoảng 180.000 việc làm mới (so với gần 140.000 trong 2 tháng đầu năm)thì con số thực tếlại sụt giảm đáng kể, với khoảng 98.000 việc làm mới. Bản báo cáo cũng chỉ ra yêu cầu cần thúc đẩy mạnh hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.
Kết quả này cũng đi ngược lại với dự báo của Fed và có xu hướng khiến cơ quan này xem xét lại kế hoạch điều chỉnh lãi suất. Theo ước tính của Fed, nếu không có gì thay đổi, lãi suất USD sẽ được điều chỉnh lên mức 1,4% vào cuối năm nay từ mức 0,75-1%hiện tại.
Trên thực tế đây là dự báo tích cực, khi nó dự kiến nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng nhanh và Fed sẽ phải tăng lãi suất từ 3-4 lần trong năm nay; nhưng giờ đây khi tăng trưởng việc làm chậm hơn (và có thể kéo lùi mức tăng trưởng GDP trong quý 1/2017) thì Fed có thể sẽ phải giảm số lần tăng lãi suất của mình trong năm nay.
Báo cáo việc làm tháng 3đang khiến cho mức dự báo tăng trưởng GDP trong quý 1/2017 của kinh tế Mỹ có xu hướng giảm hẳn. Vào đầu tháng 2.2017, dự báo của Fedcho biết tăng trưởng GDP của kinh tế Mỹ trong quý 1/2017 có thể lên tới 3,4% - cao gấp rưỡi mức tăng trưởng trung bình của Mỹ trong năm 2016. Tuy nhiên, hiện mức dự báo tăng trưởng được nhiều nhà kinh tế đồng tình hơn chỉ cònkhoảng 1,23% - tức gần 50% mức tăng trưởng trung bình năm 2016.
Điều này có thể trở thành một nỗi lo lắng thực sự đối với cả Tổng thống Donald Trump lẫn Fed - cơ quan đang đảm nhiệm cùng lúc 2 nhiệm vụ: hỗ trợ tăng trưởng việc làm và kiềm chế lạm phát. Với Tổng thống Trump, đây có thể xem như một sự kết thúc "tuần trăng mật" ngắn ngủi sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và nhậm chức.
Sau khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, cả tỉ giá SD lẫn thị trường chứng khoán đều tăng điểm rất mạnh do kỳ vọng về những kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng bằng cách giảm thuế và các gói đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Mọi chuyện vẫn êm đẹp sau khi ông Trump nhậm chức vào cuối tháng 1.2017 bởi mọi chỉ số vĩ mô của nền kinh tế Mỹ trong tháng 2 đều tốt đẹp: nợ công quốc gia giảm 12 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng việc làm mới vẫn ổn định (gần 140.000), các cam kết thương mại được xem là bất lợi cho nước Mỹ như TPP và NAFTA đã được hoặc hủy bỏ hoặc xem xét lại.
Nhưng nếu mức tăng trưởng GDP trong quý 1/2017 của Mỹ chỉkhoảng 1,2% như đã dự báo,kết quả yếu kém nhất trong vài năm trở lại đây, đó sẽ là một sức ép khiến sự tin tưởng đối với tổng thống giảm hẳn, nhất là khi ông Trump đã cam kết thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ và nhiềi lần chê bai mức tăng trưởng trung bình 2% dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Nó có thể sẽ tăng sức ép lên ông Trump trong cuộc gặp mặt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, với mục đích phải giành được một số thắng lợi để bù đắp lại những kết quả tồi tệ kể trên.
Điều tương tự cũng xảy đến với Fed. Với kết quả tăng trưởng việc làmnày, Fed có thể đã đưa ra dự báo không chính xác về mức tăng trưởngnền kinh tế trong năm 2017.
Trong 3 tháng gần nhất kể từ giữa tháng 12.2016, Fed đã tăng lãi suất tới 2 lần như một dấu hiệu cho sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹvà đưa ra dự báo sẽ có thể tăng thêm 2-3 lần nữa trong năm 2017. Nhưng giờ đây, Chủ tịch Fed Janet Yellen đang phải đứng trước sức ép có thể lùi thời điểm tăng lãi suấtsang tháng 9 để chờ đợi nền kinh tế hồi phục.
Trên tất cả, những dấu hiệu này đang cho thấy một thực tế: nền kinh tế Mỹ đang ở trong tình trạng phức tạp và thiếu ổn định hơn rất nhiều so với suy nghĩ của ông Trump và Fed.
Nó có thể tác động đáng kể tới kế hoạch điều hành kinh tế của chính quyền mới, và thậm chí có thể tác động tới cả chính sách “America First” của Tổng thống Trump: Nền tảng của chính sách “nước Mỹ trước tiên” của ông Trump là dựa vào sự ổn định đáng kể của kinh tế Mỹ sau 2 nhiệm kỳ của Tổng thống Obama để thực hiện các động thái điều chỉnh thương mại có lợi, thúc đẩy tăng trưởng.
Giờ đây có thể chủ nhân mới của Nhà Trắng sẽ phải xem xét điều chỉnh lại chính sách này: Sẽ không thể thực hiện các động thái điều chỉnh thương mại khá rủi ro để thúc đẩy tăng trưởng, thay vào đó có thể sẽ giữ nguyên hệ thống thương mại toàn cầu hiện nay.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)