Mới đây, các nhà khoa học chứng minh chuột, được biến đổi gen để sản xuất prôtein chống đông, có thể chống tê cóng. Các loài khác cũng có khả năng này, nhưng đây là lần nhân rộng đầu tiên ở động vật có vú.

Bào chế thuốc từ thịt động vật

09/10/2019, 17:47

Mới đây, các nhà khoa học chứng minh chuột, được biến đổi gen để sản xuất prôtein chống đông, có thể chống tê cóng. Các loài khác cũng có khả năng này, nhưng đây là lần nhân rộng đầu tiên ở động vật có vú.

Có thể bào chế thuốc từ thịt động vật, một phát hiện mới đáng ghi nhận - Ảnh minh họa

Động vật có vú thu nhiệt dựa trên tiến trình trao đổi chất và vật lý để duy trì nhiệt độ cơ thể. Loài máu lạnh (ếch và cá) nhờ các yếu tố bên ngoài và ngăn chặn hình thành tinh thể đá trong máu bằng sản xuất prôtein chống đông tự nhiên. Khi quá lạnh, tinh thể hình thành bên trong mô của động vật tập trung vào các mô và tế bào chết. Đó là lý do tê cóng nghiêm trọng thường dẫn đến hoại tử và cụt chi.

Bọ ve chân đen có khả năng tạo protein chống đông. Trong điều kiện lạnh, bọ triển khai protein IAFGP liên kết với băng đá và ngừa tinh thể phát triển. Thử nghiệm tương tự trên động vật có vú, các nhà khoa học biến đổi gene giống chuột có IAFGP. Chuột được gây mê và nhúng đuôi vào nước -71 độ F (tương đương -21,6 độ C) trong 4 phút. Phát hiện cho thấy chuột không có sức khỏe tốt. Trong vài giờ, 93% có dấu hiệu tê cóng và từ 7-10 ngày, tự mất phần đuôi.

Tuy nhiên, bản sao của chuột biến đổi gen được bảo vệ đáng kể. Chỉ 38% chuột sản xuất chất chống đông mất đuôi. Quả thực, IAFGP không có khả năng kỳ diệu đối với động vật có vú. Công bố được đăng trên tạp chí Y khoa The Journal PLOS One.

IAFGP có triển vọng trong điều trị hoặc ngừa tê cóng nhưng không thể đưa vào cơ thể người, dù đem lại lợi ích tức thời cho các bộ phận khác. Các nhà nghiên cứu tin rằng protein giúp kéo dài thời gian của nội tạng hiến tặng bằng cách cho phép lưu trữ ở nhiệt độ đông lạnh mà không gây hại.

Các nhà nghiên cứu Trường đại học Yale (Mỹ) phát hiện IAFGP của bọ ve, giúp bọ ngừa cảm lạnh, có thể sản xuất kháng sinh cho người. “Chúng tôi muốn biết liệu protein này có chức năng kháng khuẩn không, trong khi ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn khá thành công”, TS Erol Fikrig (Mỹ), khoa bệnh Truyền nhiễm, chủ trì nghiên cứu nói. Công bố được đăng trên Tạp chí The Journal Cell.

IAFGP ngăn chặn hình thành màng sinh học vi khuẩn (chất nhầy bao phủ và bảo vệ vi khuẩn) - vật chủ trung gian của Lyme (căn bệnh nổi tiếng lan truyền bởi bọ ve) và vi khuẩn khác. Peptide (thành phần cơ bản của prôtein và nhiều loại phân tử hữu cơ khác) tổng hợp, có cấu trúc tương tự gọi là P1 giúp chống tác nhân gây bệnh ở chuột và côn trùng, giảm lan nhiễm khi được phủ ống thông với P1. Hơn thế, prôtein có thể tạo tác nhân kháng khuẩn mới, Fikrig giải thích.

Thùy Như

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bào chế thuốc từ thịt động vật