Theo Livestrong, không nên để nhiệt độ tủ lạnh quá ấm bởi trên 4 độ C là môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh sao cho an toàn

La Hường | 24/08/2019, 14:18

Theo Livestrong, không nên để nhiệt độ tủ lạnh quá ấm bởi trên 4 độ C là môi trường cho vi khuẩn phát triển.

          

Cẩn thận với các loại rau sống

Chúng ta thường không để ý tới vai trò của rau trong quá trình truyền vi khuẩn gây bệnh. Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường được thấy trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.

Cơm để trong tủ lạnh cũng không an toàn

Bacillus cereus - loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy. Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại.

Không để thực phẩm quá lâu

Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Người thường xuyên ăn loại thịt, cá này về lâu dài dễ sinh bệnh.

Theo khuyến cáo, chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu. Tùy vào khả năng chịu nhiệt của từng loại thực phẩm, chẳng hạn thịt lợn, gà, vịt chỉ nên để trong 7 ngày; thịt thỏ, chim bồ câu 5 ngày; thịt bò, dê có thể để 10 ngày. Riêng các loại cá không nên lưu giữ quá 2 ngày. Nên để thực phẩm ráo nước rồi mới cho vào tủ lạnh.

Thịt, cá tươi phải cho vào túi hay hộp kín

Thịt sống, trứng dập, sữa (đã mở, không đậy kín) là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Vì thế, nếu tùy tiện có gì cũng tống vào tủ lạnh, bạn có thể biến nơi bảo quản thức ăn thành ổ vi khuẩn, gây bệnh. Thực phẩm dù sống hay chín cần được cho vào túi hay hộp kín trước khi để vào tủ lạnh. Đồ sống và chín cần để ở các ngăn riêng biệt, đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. 

Các vị trí trong tủ lạnh cũng như các cách bảo quản khác nhau sẽ phù hợp cho từng nhóm thực phẩm khác nhau. Hãy tuân thủ điều dưới đây:

Bảo quản rau quả

Bảo quản rau, củ, quả ở ngăn riêng biệt. Trái cây và rau quả phả các khí gas khác nhau vì thế nếu để chung loại này có thể khiến loại kia nhanh hỏng hơn.

Mua về nên bỏ túi nilong ra khỏi rau củ cho không khí lưu thông. Rửa rau, quả rồi để ráo hẳn nước trước khi cất vào tủ lạnh vì sự ẩm ướt có thể làm chúng dễ mốc và thối nhanh hơn.


Một số thực phẩm không bao giờ được cho vào tủ lạnh

Có một số loại thực phẩm bạn không bao giờ nên cho chúng vào tủ lạnh. Đó chính là cà chua, hành tây, cà phê, ớt, tỏi, khoai tây, bánh mì. Khi để trong tủ lạnh, những loại thực phẩm này không những trở nên mau hỏng hơn mà chúng còn sinh ra nhiều chất độc khác, có thể gây ung thư.

Thiên Kim (t/h)

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh sao cho an toàn