Trào lưu triển lãm ‘số hóa’ - biểu trưng qua hình thái ‘bảo tàng ảo,’ đang là hiện tượng đáng chú ý tại Nhật Bản. Nhờ khả năng khai thác linh hoạt các ứng dụng điện tử tân tiến, tạo ra cảm nhận nghe nhìn rực rỡ khác lạ, thưởng thức nghệ thuật đương đại có thể trở thành trải nghiệm lôi cuốn ‘không biên giới’.

‘Bảo tàng ảo’ đầy mê hoặc ở Nhật Bản

mai huong | 21/02/2018, 07:45

Trào lưu triển lãm ‘số hóa’ - biểu trưng qua hình thái ‘bảo tàng ảo,’ đang là hiện tượng đáng chú ý tại Nhật Bản. Nhờ khả năng khai thác linh hoạt các ứng dụng điện tử tân tiến, tạo ra cảm nhận nghe nhìn rực rỡ khác lạ, thưởng thức nghệ thuật đương đại có thể trở thành trải nghiệm lôi cuốn ‘không biên giới’.

Luôn tồn tại đủ dạng bảo tàng kỳ lạ khắp toàn cầu: bảo tàng chủ đề tình dục, bảo tàng dành cho người mê… kem, bảo tàng trưng bày tóc. Tuy nhiên, tất cả chúng phải chịu bó hẹp trong phạm trù ‘bày trí - thăm quan’ quen thuộc. Vật phẩm được giữ cố định, bất biến sau lớp kính thủy tinh, nơi bục cao hay khung tranh riêng biệt.

Mong muốn thay đổi khái niệm cũ về thưởng lãm nghệ thuật, một tổ chức tâm huyết ở Nhật đã tập hợp nhằm nỗ lực tìm ra phương thức ‘cách tân’ không gian bảo tàng với nhiều dấu ấn ngoạn mục.

‘teamLab’ gồm hơn 500 nghệ sĩ mỹ thuật, kiến trúc sư, kĩ sư máy tính và kĩ thuật viên đồ họa cao cấp. Ra mắt năm 2011, nhóm chuyên gia đặc biệt này từng thiết kế hàng loạt sự kiện triễn lãm ‘có một không hai,’ đậm chất huyền ảo - lung linh nhờ vô số kỹ xảo công nghệ.

Dự án mới nhất teamLab lên kế hoạch hợp tác thực hiện cùng đơn vị phát triển đô thị Mori Building, lấy bối cảnh một viện bảo tàng rộng hơn 10.000m2 trong nội ô Tokyo, sẽ sớm được phủ đầy tác phẩm nghệ thuật ‘ảo.’

Show trình diễn hứa hẹn đưa người xem vào thế giới sặc sỡ, sống động của những hình họa 3D di chuyển mềm mại trên tường lẫn nền phòng. Máy chiếu và màn hình điện tử giúp dựng nên một ‘chuyến phiêu lưu’ thị giác đúng nghĩa.

Xoay quanh sự kiện sắp tổ chức tại Tokyo, Takashi Kudo, giám đốc truyền thông đại diện cho teamLab, chia sẻ: “Mỗi khách thăm quan đều có thể trở thành một phần của tác phẩm trình diễn bứt phá, thoát khỏi ranh giới bấy lâu trong thưỡng lãm nghệ thuật”.

“Khi bạn tạo nên thứ gì đó, luôn có khuôn khổ ràng buộc chúng. Nếu vẽ tranh, bạn cần khung bao bọc; nếu làm điêu khắc, bạn không thể tái dựng bức tượng đã thành hình. Nhưng với nghệ thuật số hóa, bạn có thể mở rộng - thay đổi mọi thứ tùy thích, bởi tiềm năng công nghệ ảo. Chúng tôi kỳ vọng có thể khiến công chúng hòa mình vào các đề án nghệ thuật.” - Kudo tiết lộ với trang tin CNN.

Cho dẫu trải nghiệm nghệ thuật ‘chìm đắm’ hãy còn khá lạ lẫm ngày nay, teamLab đã không ngừng tìm tòi phát triển ở lĩnh vực này hơn 15 năm qua.

Thiên nhiên và Con người

Một gợi ý nổi bật thuộc bộ sưu tập nghệ thuật ‘số hóa’ của teamLab, phải kể đến ‘Walk, Walk, Walk: Search, Deviate, Reunite,’ vừa khai mạc tại Thư viện Quốc gia Singapore hồi đầu tháng 1.2018. Phía trong dự án sắp đặt khổng lồ, khách thăm quan được dịp lạc vào một khoảng rừng ‘ảo’ với trúc xanh và hoa đào đua nở. Dưới nền là lối đi bộ ‘thông minh’ nhịp nhàng điều hướng theo chuyển động bước chân.

Tương tự, ‘A Forest Where Gods Live’ - khu vườn ‘điện tử’ tuyệt đẹp tô điểm bằng ánh sáng, ảnh chiếu 3D và âm thanh thật mô phỏng, đã gây choáng ngợp khi trình diễn tại Saga, Nhật Bản, cuối năm 2017. Buổi triển lãm ngoài trời bao gồm cả một ngọn thác ‘ảo’ khá cao, được dựng hoàn toàn nhờ kỹ xảo. Rãi rác xung quanh, hàng ngàn bụi cây đỗ quyên được trang bị đèn cảm ứng, chiếu sáng lấp lánh khi một người tiến đến gần.

Sự phản ánh tự nhiên được độ ngũ teamLab ưa chuộng, nhằm đề cao mối quan hệ bền chặt giữa thiên nhiên và con người. Đây đồng thời là ‘thương hiệu’ nghệ thuật của riêng họ.

Ranh giới nghệ thuật điện tử

Có thể nói, tổ chức như teamLab đang góp phần định hình tương lai nghệ thuật đại chúng. Dẫu vậy, cách tiếp cận ‘số hóa’ họ theo đuổi lại làm dấy lên câu hỏi trước khả năng khai thác hay sức lan tỏa của những bảo tàng ‘ảo’ hiện thời.

Peter Boris, phó giám đốc Pace Gallery, nơi từng tổ chức thành công 4 sự kiện triển làm do teamLab thiết kế, cho biết: “Dù chúng tôi đã bán được một vài tác phẩm nghệ thuật ‘ảo’ của nhóm, vốn có thể trình diễn dễ dàng thông qua máy chiếu, dạng dự án ngoài trời quá lớn chỉ phù hợp với số ít nhà sưu tập, hội nhóm nghệ thuật hay đơn vị bảo tàng thật sự có nhu cầu”.

“Đối với hình thái nghệ thuật sắp đặt quy mô lớn, chúng tôi không giao dịch ‘hiện vật,’ mà chủ yếu là trải nghiệm”.

Boris lý giải, không khác các loại hình nghệ thuật giải trí phổ biến (phim ảnh, kịch nghệ, âm nhạc,..) teamLab mang đến một show diễn đáng nhớ, say mê nhưng vẫn gần gũi với nhiều tầng lớp công chúng.

Takashi Kudo khẳng định, xây dựng sản phẩm nghệ thuật ‘số hóa’ cũng giống như tiến trình làm nghệ thuật thông thường. Ông nói: “Ở teamLab, chúng tôi tin trãi nghiệm sự vật có thể khiến bạn thay đổi góc nhìn về nó. Đây là giá trị chúng tôi hướng đến - động lực để chúng tôi mơ ước cho tương lai”.

Như Ý (Tin, ảnh: CNN, teamLab)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người chết ở Đồng Nai
11 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người chết, 5 người bị thương tại Đồng Nai.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Bảo tàng ảo’ đầy mê hoặc ở Nhật Bản