Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, trên bàn thờ của mọi gia đình đều bày mâm ngũ quả cúng ông bà tổ tiên, cầu mong một năm may mắn, bình an trong dịp Tết đến xuân về.

Bày mâm ngũ quả ngày Tết theo phong tục 3 miền

Thùy Vân | 28/01/2019, 14:07

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, trên bàn thờ của mọi gia đình đều bày mâm ngũ quả cúng ông bà tổ tiên, cầu mong một năm may mắn, bình an trong dịp Tết đến xuân về.

Cùng là mâm ngũ nhưng trong văn hóa ở mỗi miền Bắc, Trung, Nam lại có những loại quả và cách bài trí khác nhau. Mỗi loại quả đều có ý nghĩa riêng.

Mâm ngũ quả của người miền Nam

Với người miền Nam, năm loại quả thường thấy trên mâm ngũ quả gồm có: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung.

Để mâm ngũ quả được đẹp, bạn hãy chọn 3 loại quả to nhất là đu đủ, dừa, xoài lên phía trước. Sau đó, bày những quả còn lại lên trên để tạo thành hình ngọn tháp. Khi chọn mua, bạn nên lựa chọn đu đủ xanh, có những đốm vàng là đẹp nhất. Trong khi đó, xoài nên có màu vàng đẹp, mãng cầu có dáng đẹp.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết ngũ hành trong văn hóa phương Đông: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ nên mâm ngũ quả phải phối theo 5 màu tương ứng: trắng, xanh, đen, đỏ, vàng.

Không quan trọng nhiều hay ít, các gia đình thường sắm đủ các loại quả thuận theo ý nghĩa và sắp xếp, bài trí chúng xen kẽvới nhau để đẹp mắt là được.

Thông thường, mâm ngũ quả ở miền Bắc có 5 loại quả gồm: chuối, bưởi, đào, quýt, hồng.

Cách bày mâm ngũ quả miền Trung
Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.
Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… rất phong phú.

Ý nghĩa các loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết

     
  • Bưởi: Phúc lộc, viên mãn
  •  
  • Thanh long: Rồng mây hội tụ
  •  
  • Dưa hấu: Tốt đẹp, viên mãn, trung thực
  •  
  • Đu đủ: Đầy đủ, thịnh vượng
  •  
  • Mãng cầu: Cầu chúc mọi điều như ý
  •  
  • Dứa (thơm): Thơm tho, đa phúc lộc
  •  
  • Hồng: Hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt
  •  
  • Lựu: Đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống
  •  
  • Phật thủ: Bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người
  •  
  • Chuối: Tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở
  •  
  • Dừa: Viên mãn
  •  
  • Xoài: Tiêu xài không thiếu thốn
  •  
  • Quất: Sung túc, lộc lá
  •  
  • Đào: Sự thăng tiến, danh lợi

An Hoa (t.h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bày mâm ngũ quả ngày Tết theo phong tục 3 miền