Theo ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế đã ghi nhận 1 bé 4 tháng tuổi sinh sống tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắc Lắc có triệu chứng đầu nhỏ.
Ngày 14.10.2016, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế đã ghi nhận 1 trường hợp trẻ 4 tháng tuổi sinh sống tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắc Lắc có triệu chứng dị tật bẩm sinh nghi mắc chứng đầu nhỏ. Hiện mẫu xét nghiệm của bệnh nhi đã được gửi đến đại học Nagasaki Nhật Bản tiến hành các xét nghiệm vi rút học.
Trước tình hình trên, ngày 17.10.2016, Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (EOC) đã tổ chức cuộc họp khẩn dưới sự chủ trì của GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, với sự tham gia của các đơn vị và tổ chức quốc tế liên quan: Cục Y tế dự phòng; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Vụ Truyền thông - Thi đua, khen thưởng; Văn phòng Bộ Y tế; Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Bệnh viện Phụ sản Trung ương; Bệnh viện Nhi Trung ương; Tổ chức Y tế thế giới; Trung tâm Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch khuyến cáo dịch bệnh do vi rút Zika đã lưu hành tại Việt Nam, có thể sẽ tiếp tục xét nghiệm phát hiện thêm các trường hợp mắc trong thời gian tới, đặc biệt tại các vùng có lưu hành muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika.
Mặc dù chứng đầu nhỏ có thể ghi nhận tại 1-10% trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm vi rút Zika trong 3 tháng đầu thời kỳ thai nghén nên có thể tại Việt Nam sẽ có trường hợp dị tật bẩm sinh chứng đầu nhỏ do vi rút Zika (hiện Thái Lan cũng đã ghi nhận 2 trường hợp đầu nhỏ có liên quan với vi rút Zika).Tuy vậy chứng đầu nhỏ còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như nhiễm vi rút (Rubella…), vi khuẩn (Giang mai…), ký sinh trùng (Toxoplasma…), nhiễm độc, suy dinh dưỡng, yếu tố di truyền.Bộ Y tế đã yêu cầu Cục Y tế dự phòng phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bệnh viện Sản tuyến Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên thành lập đoàn điều tra, xem xét, khám lâm sàng cụ thể. Tiếp tục lấy mẫu để phối hợp với phòng xét nghiệm Đại học Nagasaki Nhật Bản xét nghiệm khẳng định.
Cũng trong sáng ngày 18.10, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu vừa ký văn bản công bố dịch bệnh do vi-rút Zika quy mô xã, phường trên địa bàn.Sau khi xem xét các yếu tố liên quan, UBND TP đã quyết định công bố dịch, và yêu cầu Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm phối hợp với các Sở - ngành liên quan thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.Đồng thời, các đơn vị trên cũng phải quản lý, giám sát và theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến dịch bệnh do vi rút Zika trên địa bàn TP, tiếp tục tăng cường vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng tại các khu dân cư và hộ gia đình và không để phát sinh các ổ dịch bệnh mới.
Trước đó vào ngày 15.5 Viện Pasteur TP.HCM cho biết đã phát hiện thêm 2 ca mới nhiễm virus Zika. Thông tin ban đầu cho thấy đây là hai bệnh nhân nữ sống tại Quận 2 và 12. Hiện sức khỏe của cả hai bênh nhân đã ổn định.
Tại Việt Nam, khi bắt đầu ghi nhận ca nhiễm Zika trên người từ tháng 4.2016, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tiến hành xét nghiệm các cá thể muỗi vằn tự nhiên này để xác định khả năng muỗi có nhiễm vi rút Zika hay không. Theo Bộ Y tế, việc phát hiện các trường hợp nhiễm Zika trên người ở một số địa phương trong thời gian gần đây cho thấy vi rút Zika hiện đã lưu hành trong muỗi vằn tự nhiên. Do vậy, người dân cần tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát muỗi và phòng, tránh muỗi đốt đã được Bộ Y tế khuyến cáo để phòng bệnhvà Zika.
Đến nay, Việt Nam đã có 9 trường hợp nhiễm Zikagồm 4 người ở TP.HCM(trong đó có 2 người nước ngoài), 1 người ở Nha Trang, 1 người ở Phú Yên, 1 người ở Bình Thuận, 1 người ở Bình Dương, 1 người nước ngoài đến thăm người thân ở Trà Vinh).
Dạ Thảo