Theo người thân lên rẫy rồi một mình đi bắt ếch, bé gái 7 tuổi bị một loại rắn độc tấn công làm cho sưng phù toàn thân phải nhập viện cấp cứu khẩn cấp.

Bé gái 7 tuổi bị phù toàn thân do rắn độc cắn

Hồ Quang | 10/08/2018, 20:33

Theo người thân lên rẫy rồi một mình đi bắt ếch, bé gái 7 tuổi bị một loại rắn độc tấn công làm cho sưng phù toàn thân phải nhập viện cấp cứu khẩn cấp.

Ngày 10.8,Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho hay bệnh viện đang tiếp nhận và điều trị một bé gái 7 tuổi (dân tộc Raglai, ngụ ở Ninh Thuận) bị rắn độc cắn trong tình trạngtoàn thân sưng phù, chảy máu chân phải không cầm được máu.

Bác sĩ Lê Quang Mỹ - Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết bé gái nàycó gia cảnh rất đáng thương, nhà nghèo, cha mẹ bỏ rơi từ lúc mới 2 tuổi và bé được một người thân nhận nuôi dưỡng từ đó đến nay.

Tuy nhiên người thân của bé cũng rất nghèo, hàng ngày phải lên rẫy làm thuê. Để bé gái ở nhà một mình, người thân không yên tâm nên đã đưa cháu lên rẫy cùng. Hôm đó trong lúc người thân đang làm rẫy thì bé gái chạy đi bắt ếch, khi quay về thì phát hiện chân bé sưng phù, chảy máu.

Vì cũng từng bị rắn cắn trước đây, nên người thân của bé gái này nghi ngờ bị rắn cắn liền đưa đến bệnh viện địa phương sơ cứu và sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2.

Tại đây, các bác sĩ tiến hành kiểm tra thì phát hiện chức năng đông máu của bệnh nhi bị rối loạn hoàn toàn. Các chế phẩm máu được huy động để điều chỉnh cho bệnh nhi nhưng vẫn không kiểm soát được hoàn toàn tình trạng chảy máu. Nghi ngờ bệnh nhi bị rắn chàm quạp (một loại rắn độc thuộc họ rắn lục) cắn, các bác sĩ đã sử dụng huyết thanh kháng độc truyền và sau đó kiểm soát được tình trạng chảy máu.

“Đến nay sau gần 2 tuần điều trị, hiện tại chức năng đông cầm máu của cháu bé đã trở về bình thường, tình trạng nhiễm trùng chânđã cải thiện dần”, bác sĩ Mỹ cho hay.

Bác sĩ Mỹ cho biết trong y khoa, rắn độc thường được chia thành 2 nhóm chính. Nhóm gây rối loạn đông máu và xuất huyết như họ rắn lục (rắn lục xanh, rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quạp). Nhóm ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, gây liệt, suy hô hấp, ngưng thở như họ rắn hổ (rắn hổ mang chúa, hổ đất, cạp nong, cạp nia, hổ mèo,...).

Khi bị rắn cắn phảisơ cứu tại chỗ bằng cách để nạn nhân nằm yên. Cố định chân tay của nạn nhân nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu. Sau đó phải nới lỏng quần áo của nạn nhân vàgỡcác đồ trang sức (nhẫn, vòng) ở vùng bị cắn. Đồng thời theo dõi sát tình trạng hô hấp của bệnh nhân, nếu bệnh nhân thở nhanh, yếu, hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay.

Nếu bệnh nhân bị hoại tử tại vết cắn thì phải rửa sạch bằng nước muối sinh lý, dùng gạc sạch đậy lên, băng lại.Sau đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

“Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24 đến 48 giờ, việc điều trị hiệu quả rất kém hoặc không hiệu quả”, bác sĩ Mỹ nói.

Bên cạnh đó, bác sĩ Mỹ cũng lưu ý nạn nhân khi bị rắn cắn không nên hoảng sợ bỏ chạy; không băng garo vì băng sẽ gây thiếu máu nuôi chi dưới; không được đắp đá, chườm lạnh và bôi hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn; tuyệt đối khôngnặn máu hay hút nọc độc sẽ gây nhiễm trùng, chảy máu tại chỗvà tăng hấp thu nọc độc.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bé gái 7 tuổi bị phù toàn thân do rắn độc cắn