Sau hơn 1 năm thi công, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai vẫn gặp khó khăn do vướng công tác giải phóng mặt bằng và vật liệu đất lắp.
Quyền Chủ tịch tỉnh Đồng Nai yêu cầu lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.Biên Hòa nhanh chóng xác minh, làm rõ việc 112 hồ sơ có dấu hiệu chỉnh sửa, nếu có tình trạng cán bộ cố tình làm sai thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý nghiêm minh.
Đây là yêu cầu của quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đưa ra vào cuộc họp về giải phóng mặt bằng cho cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu vào ngày 13.4.
Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng tại cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, mới đây nhất đã phát sinh thêm việc có khoảng 700 căn nhà xây dựng không phép trên đất nông nghiệp tại một phường trên địa bàn TP.Biên Hòa.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết nhiều vị trí của dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bàn giao mặt bằng rất chậm khiến cho dự án đội vốn hàng ngàn tỉ đồng.
Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị hoàn thành công tác khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn; đang triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi và các thủ tục liên quan để hoàn thành phê duyệt trong tháng 11.2022.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ GTVT chủ trì xử lý các vấn đề có liên quan đến việc dừng thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật, tránh để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thống nhất với UBND các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan về phương án đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và Thủ Thiêm - Long Thành
Chính phủ vừa ra nghị quyết 90/NQ-CP do Phó thủ tướng Lê Văn Thành ký để Triển khai Nghị quyết số 59/2022/QH15 ngày 16.6.2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành một loạt các nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư 5 dự án giao thông trọng điểm, trong đó có 3 dự án cao tốc phía nam.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ tính cấp thiết, khả năng bố trí nguồn lực; đánh giá tác động của việc triển khai cùng lúc nhiều dự án hạ tầng đối với lạm phát, khả năng giải ngân, hấp thụ vốn…
Ngày 25.5, hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu đã thống nhất phương án bố trí ngân sách mỗi địa phương để chi trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu trong năm 2022.
Nguồn vốn được lấy từ kế hoạch đầu tư công trung hạn và các nguồn tăng thu hợp pháp khác của địa phương giai đoạn 2021-2025. Tiến độ bố trí vốn đảm bảo theo tiến độ thực hiện dự án được trung ương phê duyệt.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (giai đoạn 1) để tổ chức thẩm định, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai cần triển khai đồng bộ, đồng thời việc đền bù đối với người dân bị ảnh hưởng của dự án cần thỏa đáng. Đặc biệt đối với khu vực đất giáp ranh giữa 2 tỉnh; giá đền bù cần có sự thống nhất, tránh xảy ra khiếu nại.