Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Nghị quyết số 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP.Hà Nội.

Bộ Nội vụ xây dựng nghị định thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị Hà Nội

24/08/2020, 10:57

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Nghị quyết số 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP.Hà Nội.

Thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội - Ảnh minh họa

Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện Kết luận số 46-KL/TW của Bộ Chính trị về việc đồng ý cho phép thực hiện thí điểm mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) phường ở các quận và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 14 đã ban hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27.11.2019 thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

Tại Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 97/2019/QH14 đã giao Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: Quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động, chế độ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch UBND phường; Quy định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức phường; trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường (gọi chung là Chủ tịch, Phó Chủ tịch phường); Quy định cụ thể việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống, tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại các đơn vị hành chính thực hiện thí điểm.

Mục đích của việc xây dựng, ban hành nghị định này nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của UBND phường, Chủ tịch UBND phường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đảm bảo tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước theo mô hình chính quyền đô thị và chất lượng, hiệu quả cung ứng dịch vụ công trên địa bàn; đổi mới cơ chế, phương thức qản lý của UBND quận, thị xã, phường phù hợp với đô thị đặc biệt.

Dự thảo quy định rõ về tổ chức, hoạt động, chế độ trách nhiệm của UBND, Chủ tịch phường. Cụ thể, về cơ cấu tổ chức: Mặc dù chính quyền địa phương ở các phường thuộc quận của thành phố Hà Nội vẫn gọi là UBND phường, là cơ quan hành chính nhà nước ở phường. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của UBND phường đã khác so với trước đây, gồm có: Chủ tịch, Phó chủ tịch phường, Trưởng Công an phường, các công chức giữ vị trí chức danh Chỉ huy trưởng quân sự phường, văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường, tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội.

Về nguyên tắc hoạt động của UBND phường: UBND phường làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chủ tịch phường lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc của UBND phường và các công chức khác của phường, bảo đảm theo nguyên tắc tập trung dân chủ và tuân thủ các quy định của pháp luật. Phó chủ tịch phường giúp Chủ tịch phường giải quyết các công việc theo phân công của Chủ tịch phường.

Để thể hiện rõ hơn quy định về chế độ “thủ trưởng” trong hoạt động của UBND phường, dự thảo đã quy định trách nhiệm của Chủ tịch, Phó chủ tịch phường và các công chức khác của phường trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Để phù hợp với đặc thù địa phương, đồng thời thực hiện thống nhất trên địa bàn các phường của thành phố Hà Nội, dự thảo Nghị định đã giao UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy chế làm việc mẫu của UBND phường.

Dự thảo cũng quy định cụ thể về tổ chức phiên họp, thành phần tham dự, thông tin kết quả phiên họp UBND phường; tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch phường với nhân dân trên địa bàn phường. Việc quy định các nội dung này nhằm tạo cơ sở pháp lý để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động của UBND phường, phát huy dân chủ trên địa bàn, phù hợp với hoạt động của các UBND phường khi thực hiện thí điểm.

Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật công chức làm việc tại UBND phường được Chủ tịch UBND quận thực hiện. Chủ tịch UBND quận cũng xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bổ nhiệm gửi giám đốc Sở Nội vụ trước khi thực hiện.

Về thời hạn bổ nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch phường, dự thảo Nghị định quy định thời hạn bổ nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch phường tương tự như thời hạn bổ nhiệm của công chức lãnh đạo theo quy định của pháp luật hiện hành (5 năm). Chủ tịch phường không giữ chức vụ quá 10 năm liên tục ở một đơn vị hành chính phường.

Trường hợp Quốc hội có Nghị quyết chấm dứt việc thực hiện thí điểm, thì việc sử dụng, quản lý và giải quyết chế độ, chính sách đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch phường và các công chức khác ở phường thực hiện theo quy định và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Với trình tự, thủ tục bổ nhiệm Chủ tịch phường, Phó chủ tịch phường, dự thảo nghị định này quy định thực hiện theo hướng: (1) thông qua chủ trương bổ nhiệm; (2) thực hiện quy trình bổ nhiệm.

Trong thực hiện quy trình bổ nhiệm có 2 trường hợp: nguồn nhân sự tại chỗ và nguồn nhân sự từ nơi khác. Đối với thực hiện quy trình bổ nhiệm Chủ tịch phường thì Phòng Nội vụ quận chủ trì thực hiện các bước ở phường và hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch UBND quận báo cáo Ban Thường vụ quận ủy xem xét trước khi ký quyết định. Đối với thực hiện quy trình bổ nhiệm Chủ tịch phường thì Chủ tịch phường chủ trì thực hiện các bước ở phường; Phòng Nội vụ thẩm định trình Chủ tịch UBND quận báo cáo Ban Thường vụ quận ủy xem xét trước khi ký quyết định.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Nội vụ xây dựng nghị định thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị Hà Nội