Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ mỗi năm có 14 - 15 phóng viên, cộng tác viên bị bắt. Tuy nhiên so với gần 70.000 người làm báo (21 nghìn người có thẻ) thì đây là những “con sâu làm rầu nồi canh”.
Theo dòng thời sự

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phóng viên vi phạm chỉ là những ‘con sâu làm rầu nồi canh’

Lam Thanh 12/11/2024 12:55

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ mỗi năm có 14 - 15 phóng viên, cộng tác viên bị bắt. Tuy nhiên so với gần 70.000 người làm báo (21 nghìn người có thẻ) thì đây là những “con sâu làm rầu nồi canh”.

Bộ sẽ thanh tra, kiểm tra, giám sát nhiều hơn nữa

Trả lời chất vấn của đại biểu về vấn đề tiêu cực của phóng viên tại Quốc hội sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ mỗi năm có 14 - 15 phóng viên, cộng tác viên bị bắt, tuy nhiên so với 21 nghìn người làm báo có thẻ phóng viên và gần 45 nghìn người làm báo, bộ trưởng cho rằng đây là những “con sâu làm rầu nồi canh”.

“80% trong số người bị bắt này thuộc các tạp chí nhỏ, tạp chí thuộc các bộ, tổ chức xã hội nghề nghiệp, những nơi mà cơ quan chủ quản, tổng biên tập có sự buông lỏng quản lý đối với cơ quan báo chí và phóng viên của mình”, ông Hùng nói.

Bàn về cách để xử lý vấn đề tạp chí không bị báo hóa và hoạt động đúng tôn chỉ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng Bộ TT-TT công bố tiêu chí để nhận dạng “thế nào là báo hóa tạp chí” và đăng công khai trên các trang tin và mạng xã hội để toàn xã hội giám sát. Cơ quan chức năng sẽ dựa trên các tiêu chí này để thanh tra, kiểm tra, qua đó đánh giá các cơ quan báo chí có vi phạm hay không.

kts-2.jpg
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng

Bộ TT-TT cũng công khai tôn chỉ, mục đích của hơn 800 cơ quan báo chí trên các cổng thông tin để bất kỳ tổ chức, địa phương nào cũng có thể tra cứu chức năng hoạt động, tôn chỉ, mục đích, “nếu không đúng thì có quyền từ chối, còn nếu bị ép thì có đường dây nóng để báo cáo”.

Bộ TT-TT sẽ thanh tra, kiểm tra, giám sát nhiều hơn các tạp chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích.

Vừa qua Bộ TT-TT đã có quy định mới, trong đó sẽ xử lý trực tiếp tổng biên tập và phóng viên nếu có sự vi phạm. Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã ban hành quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo. Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn các đại biểu quốc hội quan tâm đến việc sửa đổi Luật Báo chí trong thời gian tới, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng phóng viên báo chí.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ TT-TT, Ban Tuyên giáo trung ương, Hội Nhà báo VN xác định trong nhiệm kỳ này là tập trung vào đạo đức nghề nghiệp đối với phóng viên báo chí.

Để lan tỏa tấm gương, các thông tin tốt, để lan tỏa năng lượng tích cực, Bộ trưởng Hùng khẳng định: “Thở bằng không khí, mà không khí ô nhiễm thì ảnh hưởng đến phổi, nhưng não chúng ta thì có loại không khí chính là tin tức và tin tức ô nhiễm thì não bị ô nhiễm”.

Bộ trưởng Hùng cho biết có thuận lợi là các loại báo chí có trên không gian mạng và cơ quan chức năng có rất nhiều công nghệ mới có thể rà quét.

0bao-chi-2.jpg
Các đại biểu thảo luận tại Quốc hội

Hơn nữa, Bộ TT-TT cũng có tiêu chuẩn, tiêu chí để xác định tiêu cực, tích cực, trong đó thông tin trên báo chí tích cực trên 60%, thông tin trung tính 25%, thông tin tiêu cực khoảng 15% và đang cố gắng hạ thấp xuống bằng đánh đánh giá hằng ngày đối với các cơ quan báo chí. Ngoài ra, người dùng trên không gian mạng chán nản với những thông tin tiêu cực và quay trở lại với những thông tin tích cực nhiều hơn.

Giải bài toán kinh tế báo chí ra sao?

Tham gia chất vấn, đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) đặt câu hỏi, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa báo chí truyền thống và internet, mạng xã hội, ngoài việc tăng cường chất lượng, đẩy mạnh số hóa báo chí thì bài toán kinh tế báo chí, mô hình kinh doanh báo chí sẽ phải giải quyết như thế nào để báo chí truyền thống có thể cạnh tranh và tồn tại, làm tốt vai trò người lính xung kích trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước?

0-bao-chi-1.jpg
Đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên)

Trả lời chất vấn của đại biểu Tạ Thị Yên, Bộ trưởng Hùng cho biết, khi kinh tế thị trường phát triển, các doanh nghiệp bắt buộc phải quảng cáo để bán hàng, vì thế chi khá nhiều tiền cho quảng cáo, khi đó quảng cáo chủ yếu trên báo chí.

"Các cơ quan báo chí cũng mong muốn được tự tài chính, nhưng sau đó mạng xã hội xuất hiện, 80% quảng cáo trực tuyến, như vậy nguồn thu của báo chí, nhất là các cơ quan báo chí tự chủ tài chính đã giảm đáng kể nguồn thu", ông Hùng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết số lượng cơ quan báo chí ra đời nhiều (880 cơ quan báo chí) nhưng nguồn thu giảm. Trong chỉ thị Thủ tướng Chính phủ ban hành về truyền thông chính sách có yêu cầu các bộ ngành, chính quyền địa phương các cấp phải coi truyền thông là việc của mình.

Ông Hùng cho hay ngoài chủ động đưa thông tin, đã có kế hoạch đưa thông tin, có bộ máy đưa thông tin, có ngân sách hằng năm để chi cho truyền thông chính sách và dùng đến ngân sách để đặt hàng báo chí. Đây là một thay đổi, thực tế cho thấy, từ năm ngoái, các cơ quan, chính quyền các cấp bắt đầu tăng ngân sách cho báo chí.

Trong kế hoạch sửa Luật Báo chí sắp tới, ông Hùng cho biết cũng có một mục đề cập đến kinh tế báo chí, trong đó cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, kinh doanh xung quanh lĩnh vực truyền thông, nhưng kinh doanh để làm báo.

Bộ trưởng Hùng cũng lưu ý, nếu báo chí chạy theo mạng xã hội thì sẽ đứng ở phía sau, do vậy phải có sự khác biệt với mạng xã hội là dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo cũng sẽ tăng lên.

Đặc biệt, theo ông Hùng, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông, đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.

kts-1.jpg
Các đại biểu thảo luận tại Quốc hội

Đối với vấn đề liên quan đến báo chí cách mạng, Bộ trưởng Hùng cho rằng trước đây báo chí cách mạng hoàn toàn do cách mạng nuôi, khi xuất hiện kinh tế thị trường, các cơ quan báo chí bên cạnh ngân sách nhà nước còn có nguồn thu từ quảng cáo. Khi mạng xã hội xuất hiện, nguồn thu từ quảng cáo bị thu hẹp lại. Hiện nay, thực tế khoảng 30% chi tiêu của các cơ quan báo chí là từ ngân sách.

Bộ trưởng TT-TT cho rằng cần cân nhắc, nếu báo chí 100% dựa vào thị trường thì có trở thành báo chí thị trường hay không? Nhà nước làm truyền thông thì có chi trả, đặt hàng với cơ quan báo chí không? Không nên có quan niệm cực đoan, cần dựa trên cả nguồn ngân sách, đặt hàng của nhà nước, đồng thời cũng cần bám sát thị trường, độc giả, để giữ vị thế của báo chí cách mạng.

Bài liên quan
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc từ chối gặp người đồng cấp Mỹ
Hãng Reuters đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân từ chối gặp gỡ người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin bên lề một hội nghị cấp cao tại Lào vừa qua.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phóng viên vi phạm chỉ là những ‘con sâu làm rầu nồi canh’