Hiện Bộ Y tế đang tổ chức lấy ý kiến của lãnh đạo các cơ sở y tế, các nhà quản lý, các chuyên gia y tế... để xây dựng đề án giảm người Việt Nam khám, chữa bệnh ở nước ngoài và thu hút người nước ngoài khám, chữa bệnh tại Việt Nam để trình Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới. Đây được xem là bước đột phá lớn của ngành y tế Việt Nam.

Bộ Y tế muốn ‘kéo’ bệnh nhân nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh

Hồ Quang | 19/02/2019, 06:06

Hiện Bộ Y tế đang tổ chức lấy ý kiến của lãnh đạo các cơ sở y tế, các nhà quản lý, các chuyên gia y tế... để xây dựng đề án giảm người Việt Nam khám, chữa bệnh ở nước ngoài và thu hút người nước ngoài khám, chữa bệnh tại Việt Nam để trình Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới. Đây được xem là bước đột phá lớn của ngành y tế Việt Nam.

Vì sao bệnh nhân nước ngoài “chê’ các cơ sở y tế Việt Nam?

Tại buổi hội thảo chuyên đề về việc làm thế nào giảm người Việt Nam đi ra nước ngoài khám, chữa bệnh và thu hút người nước ngoài đến các cơ sở y tế của Việt Nam để khám, chữa bệnh hôm 18.2 do Bộ Y tế tổ chức, nhiều chuyên gia y tế đã nêu lên những thực tại khó khăn của các cơ sở y tế ở Việt Nam hiện nay khiến bệnh nhân nước ngoài “chê”.

Theo các chuyên gia y tế, cơ sở vật chất của các cơ sở y tế tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đối với khách trong nước có nhu cầu cao và khách quốc tế.

Phân tích về điều này các chuyên gia y tế cho biết số bệnh viện đạt chuẩn quốc tế về chuyên môn kỹ thuật còn ít, chấm điểm xếp hạng bệnh viện đang trong giai đoạn đầu chưa công bố rộng rãi. Trong khi đó, những bệnh viện tuyến cuối, đây là những bệnh viện có chuyên môn kỹ thuật cao nhưng lại đang trong tình trạng quá tải. Đối với bệnh nhân nước ngoài, việc khám chữa bệnh chất lượng cao, không chỉ có chuyên môn kỹ thuật cao mà còn chất lượng phụ vụ phải cao.

Bệnh viện quá tải thì chất lượng phục vụ không thể nào tốt được. Bài toán để giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến cuối hiện vẫn còn đang trong cái vòng lẩn quẩn.

Các chuyên gia cũng chỉ ra nhiều mặt yếu kém của các cơ sở y tế ở Việt Nam hiện nay trong vấn đề tiếp thị, quảng cáo, truyền thông về thương hiệu, quản trị bệnh viện chưa đáp ứng trình độ quản lý bệnh viện hiện đại.

Bên cạnh đó, giá dịch vụ chưa đảm bảo thu đủ bù chi; chưa có hành lang pháp lý cho hoạt động khám chữa bệnh cho người nước ngoài; người Việt Nam có thu nhập cao còn tâm lý “hướng ngoại” khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe...

Phải “kéo” bệnh nhân nước ngoài về Việt Nam

Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) trong năm 2018 vừa qua, ước tính số ngoại tệ mà người Việt Nam mang ra nước ngoài khám, chữa bệnh là 2 tỉUSD. Trong khi đó, chỉ có khoảng 300.000 lượt người nước ngoài khám ngoại trú và 57.000 lượt điều trị nội trú tại các bệnh viện của Việt Nam.

Thực tế với số lượt bệnh nhân nước ngoài đến khám, điều trị tại Việt Nam như trên vẫn còn quá khiêm tốn. Nói là bệnh nhân nước ngoài đến khám, chữa bệnh tại Việt Nam nhưng chủ yếu bệnh nhân là Việt kiều vàbệnh ở các nước lân cận như Campuchia, Lào... còn bệnh nhân ởcác nước lớnChâu Á hay Châu Âu vẫn còn quá khiêm tốn.

Bộ Y tế cho rằng việc để 2 tỉUSD của người Việt mang ra nước ngoài khám, chữa bệnh là một sự “chảy máu” ngoại tệ rất đáng tiếc, cần phải có giải pháp để giữchân nguồn ngoại tệ này và “kéo” người nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh.

Theo Bộ Y tế, trước mắt phải tập trung giữ chân người Việt Nam có thu nhập cao không phải đi ra nước ngoài để khám, chữa bệnh; giữ chân người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam và kiều bào người Việt Nam đang sinh sống và định cư tại nước ngoài đến khám, điều trị tại các bệnh viện của Việt Nam.

Để làm được điều này, Bộ Y tế cho biết sẽ tăng cường truyền thông và tiếp thị về du lịch y tế. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực trong nước và nước ngoài có trình độ, tay nghề, uy tín cao. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin.

Trong thời gian tới sẽ có cơ chế tài chính đặc thù về giá, thanh toán, chi phí vận hành… theo cơ chế thị trường cho loại hình dịch vụ cao cấp cho người có thu nhập cao nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người dân.

Thực tế không phải Việt Nam không có những thế mạnh để thu hút bệnh nhân nước ngoài đến khám, chữa bệnh. Hiện nay Việt Nam được thế giới đánh giá rất cao về nền y học cổ truyền.

Đặc biệt, thời gian gần đây, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thích trở về quê hương sử dụng các dịch vụ chăm sóc (như nha khoa, hiếm muộn, da liễu…), người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng gia tăng, nhất là ở các địa phương có khu chế xuất, khu công nghiệp. Du lịch Việt Nam ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch các nước trên thế giới.

Đó là chưa kể hiện nay nhiều cơ sở y tế đã làm chủ được các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu tiên tiến ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới. Các bác sĩ Việt Nam đã được các đồng nghiệp của các nước có ngành y tế phát triển đánh giá cao về trình độ chuyên môn và tay nghề. Trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện đã được đầu tư ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới, cơ sở vật chất của các bệnh viện ngày càng khang trang hơn.

Hồ Quang
Bài liên quan
Bộ Y tế: Nhiều đơn vị đưa mỹ phẩm ra thị trường với địa chỉ, số điện thoại 'ma'
Một số doanh nghiệp đưa mỹ phẩm ra thị trường Việt Nam nhưng cơ quan chức năng không thể liên lạc được, vì doanh nghiệp cung cấp số điện thoại, địa chỉ “ma”, gây khó khăn cho công tác quản lý.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế muốn ‘kéo’ bệnh nhân nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh