Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định: "Việc tăng thời gian vắc xin lên 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin".

Bộ Y tế nói gia hạn sử dụng vắc xin không ảnh hưởng đến chất lượng

Lam Thanh | 02/12/2021, 20:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định: "Việc tăng thời gian vắc xin lên 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin".

Chiều 2.12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11.

Gia hạn sử dụng vắc xin không ảnh hưởng đến chất lượng

Tại cuộc họp, Bộ Y tế nhận được đề nghị làm rõ việc gia hạn 3 triệu liều vắc xin thêm 3 tháng so với hạn dùng của nhà sản xuất.

Trả lời câu hỏi trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định việc tăng thời gian vắc xin lên 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin.

Theo ông Thuấn, việc gia hạn sử dụng này được áp dụng chung trên toàn cầu trong tiêm chủng cho tất cả các nhóm đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Việc gia hạn này cũng đã được kiểm định khắt khe và đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả.

vac-xin.jpg
Bộ Y tế nói gia hạn sử dụng vắc xin không ảnh hưởng đến chất lượng

Ngoài ra, từ thời điểm các cơ quan phê duyệt nói trên, các lô vắc xin Pfizer đã sản xuất trước đây có hạn sử dụng 6 tháng thì tự động tăng hạn dùng lên 9 tháng. Các quốc gia trên thế giới vẫn giữ nguyên nhãn trên lọ vắc xin theo hạn sử dụng của nhà sản xuất và chỉ có thông báo riêng về tăng hạn sử dụng của vắc xin lên 9 tháng.

"Trong thời gian tới, nhà sản xuất tiếp tục nghiên cứu và nếu đảm bảo ổn định, chất lượng, nhà sản xuất sẽ nộp hồ sơ cho các cơ quan thẩm quyền để tăng hạn sử dụng của vắc xin đến 12, 18 hoặc 24 tháng", ông Thuấn cho hay.

Ông Thuấn cũng dẫn lời đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, sau khi phê duyệt vắc xin Pfizer, tháng 8.2021 WHO đã xem xét bằng chứng, dữ liệu khoa học để cập nhật điều kiện phê duyệt gồm mở rộng nhóm tuổi tiêm và tăng hạn sử dụng, trong đó có việc tăng hạn vắc xin lên 9 tháng, áp dụng đối với Pfizer từ tháng 8.2021.

Theo ông Thuấn, trong quá trình vận chuyển vắc xin luôn được bảo quản trong nhiệt độ từ -900C đến -800C bằng thiết bị chuyên dụng của nhà sản xuất. Vắc xin bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 20C có thể sử dụng tối đa trong 1 tháng. Tất cả các lô vắc xin về Việt Nam đều được Viện kiểm định vắc xin đánh giá về chất lượng và cấp giấy phép xuất xưởng.

Bao giờ tiêm mũi 3?

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cũng cho biết tính đến ngày 1.12, Bộ Y tế đã tổ chức tiêm hơn 125 triệu liều cho người trên 18 tuổi và trẻ em 12-17. Trong đó, với nhóm người trên 18 tuổi có hơn 94% người được tiêm ít nhất 1 liều và gần 68% được tiêm đủ 2 liều. Nhiều tỉnh, thành phố đã tiêm đủ 2 mũi cho 80-90% người trên 18 tuổi trên địa bàn.

“Việc tiêm đủ liều cơ bản là rất quan trọng trong phòng chống dịch nên cần ưu tiên tối đa”, ông Thuấn nhấn mạnh. Để tăng cường phòng dịch COVID-19 cho những người đã tiêm đủ liều cơ bản, Bộ Y tế đã có công văn triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại.

Cụ thể, theo ông Thuấn, liều nhắc lại sẽ được tiêm cho người trên 18 tuổi đã tiêm liều cơ bản và bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, người cần được chăm sóc dài hạn tại cơ sở y tế, nhân viên y tế… Loại vắc xin dùng cho tiêm liều nhắc lại cùng loại với liều cơ bản hoặc loại vắc xin công nghệ mRNA. Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin công nghệ mRNA. Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung bằng vắc xin Sinopharm thì mũi nhắc lại tiêm cùng loại hoặc vắc xincông nghệ mRNA.

“Thời gian tiêm mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản”, ông Thuấn cho biết và khẳng định vắc xin để tiêm bổ sung và nhắc lại là vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt, liều lượng theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

“Dự kiến hết năm nay, chúng ta có hợp đồng với tổng số 200 triệu liều. Bộ Y tế đã và đang đàm phán với các công ty, đối tác, sắp tới sẽ tiếp tục phân phối vắc xin cho Việt Nam, đặc biệt là Pfizer và AstraZeneca”, ông Thuấn nói và nhận định sẽ đủ vắc xin để tiêm mũi nhắc lại và tăng cường trong thời gian tới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế nói gia hạn sử dụng vắc xin không ảnh hưởng đến chất lượng