The New York Times cho rằng Mỹ đang ở giai đoạn quan hệ ngoại giao khó khăn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Nga kết thúc.

Bức tranh thế giới đang nghiêng về cục diện G2+X

Đoàn Thanh | 03/04/2021, 20:50

The New York Times cho rằng Mỹ đang ở giai đoạn quan hệ ngoại giao khó khăn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Nga kết thúc.

cuoc-gap-truc-tiep-cap-cao-dau-tien-giua-chinh-quyen-moi-cua-my-va-trung-quoc.jpg
Cuộc gặp trực tiếp cấp cao đầu tiên giữa chính quyền mới của Mỹ và Trung Quốc.

Sau cuộc gặp cấp cao ồn ào Mỹ - Trung tại Anchorage (bang Alaska của Mỹ), Ngoại trưởng hai bên bắt đầu thúc đẩy các hoạt động ngoại giao mạnh mẽ. Ngoại trưởng Mỹ Blincoln đã đến Brussels để tham gia Hội nghị Ngoại trưởng NATO; trong khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp Ngoại trưởng Nga Lavrov đến thăm, sau đó bắt đầu chuyến công du 6 nước Trung Đông.

Các hoạt động ngoại giao quốc tế gặp gỡ trực tiếp gần như bị đóng băng từ sau đại dịch COVID-19, nhìn từ hành động ngoại giao của hai cường quốc Mỹ - Trung cho thấy thế giới đang dần bước vào thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.

Dịch COVID-19 không làm đảo lộn trật tự quốc tế, nhưng làm trầm trọng thêm trạng thái mất cân bằng của trật tự quốc tế. Sự thay đổi dần của trật tự quốc tế xoay quanh cạnh tranh, hợp tác và triển khai thế cuộc giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng nổi lên bức tranh tương lai và logic biến đổi của “G2 + X”.

Cuộc gặp tại Anchorage giữa Trung Quốc và Mỹ có thể là bối cảnh có ý nghĩa cột mốc trong thay đổi trật tự quốc tế, các nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc và Mỹ đã tranh luận về vấn đề tính hợp pháp của trật tự quốc tế trước chứng kiến ​​của truyền thông quốc tế, đây là tình cảnh chưa từng thấy kể từ kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay.

The New York Times có bình luận rằng 60 ngày sau khi Biden nhậm chức Tổng thống, Mỹ đã đón một kỷ nguyên mới của cạnh tranh khốc liệt giữa siêu cường, đánh dấu quan hệ ngoại giao khó khăn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Nga kết thúc, và mối quan hệ ngoại giao khó khăn nhất giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc cải cách mở cửa.

Thực tế, đáng chú ý hơn là nội dung của cuộc tranh luận ở Anchorage chứ không phải là bầu không khí hay giọng điệu; trọng tâm và thực chất mà hai bên chú ý là cần duy trì và phát triển trật tự quốc tế nào, cơ sở quy tắc của trật tự quốc tế đó là gì, và trật tự nào có tính đại diện và tính hợp pháp cao hơn.

Không thể phủ nhận cấu trúc quyền lực của trật tự quốc tế đã tích lũy hình thành thay đổi rất lớn, và tranh luận tại Anchorage là về tính hợp pháp của trật tự này. Cơ cấu thực lực cộng thêm vấn đề về tính hợp pháp đã cấu thành hình thái của trật tự quốc tế, thậm chí có thể nói rằng cuộc gặp “2+2” giữa Trung Quốc và Mỹ là “khoảnh khắc Anchorage” của trật tự quốc tế.

Cuộc gặp Anchorage không thể lấy thành bại để luận. So với “nghi lễ” đầy kịch tính trong phần phát biểu khai màn, ba cuộc họp kín là một quá trình đo lường và thăm dò khác biệt giữa hai bên, và tất nhiên đã đạt được nhiều đồng thuận.

Thứ nhất, các cuộc tiếp xúc ngoại giao thường xuyên giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ nối lại, dù là cãi vã cũng tốt hơn nhiều việc đâm thọc sau lưng hoặc “ngoại giao lạnh nhạt”. Đánh giá của Trung Quốc về cuộc gặp Anchorage là tương đối cao, là “thẳng thắn, kịp thời, có tính xây dựng”, và “cánh cửa tiếp tục đối thoại giữa Trung Quốc và Mỹ cuối cùng đã rộng mở”.

Thứ hai, đã đạt được đồng thuận về vấn đề biến đổi khí hậu. Cuối cùng, thông qua các cuộc tham vấn để sửa chữa nhiều phá hại trong quan hệ ngoại giao Trung-Mỹ dưới thời chính quyền Trump, chẳng hạn như truyền thông, quan hệ lãnh sự, giao lưu văn hóa. Xét về tổng thể, cuộc gặp Anchorage có thể nói là “phanh hãm” của quan hệ Trung - Mỹ, quan hệ Trung - Mỹ cần tìm điểm dừng sau thời kỳ Trump lao dốc.

Cuộc gặp Anchorage chưa hẳn đủ cấu thành cục diện G2 (nhóm hai nước), nhưng “trọng tâm” của Trung Quốc và Mỹ trong trật tự quốc tế là điều dễ thấy, bất kỳ vấn đề khu vực và quốc tế hệ trọng nào mà không có sự tham gia của Trung Quốc và Mỹ cũng sẽ khó tiến triển, đó là thực tế cơ bản.

G2 không phải Trung Quốc và Mỹ chủ đạo, cũng không phải là toàn bộ của trật tự quốc tế, hàm nghĩa của “G2+X” nằm ở chỗ, X có thể là một quốc gia hoặc khu vực, cũng có thể là một vấn đề toàn cầu quan trọng, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, sức khỏe công cộng. Trong cấu trúc trật tự quốc tế mới, hành vi và chuẩn mực của G2 sẽ có xu hướng theo cái chung, hoặc có thể nói đây là quá trình “xã hội hóa” của hệ thống quốc tế đối với nước lớn.

Duy trì tính linh hoạt trong quan hệ nước lớn đòi hỏi Trung Quốc và Mỹ phải có tính tự chủ, quan hệ liên minh cứng nhắc chắc chắn sẽ xuất hiện tình trạng bó buộc phe cánh. Hạn chế của việc chính quyền Biden khôi phục hệ thống liên minh là hình thành tình huống “bối rối dè chừng” để tránh bị đồng minh dắt mũi. Lời hứa của chính quyền Biden với Úc và Canada đã không thể thực hiện, còn Nhật Bản bị nghi ngờ trong tuyên bố chung “2 + 2” Mỹ-Nhật, trong khi Hàn Quốc gần như né tránh gia nhập Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và tham gia tiến trình liên thủ với Mỹ chống lại Trung Quốc.

Ngoại trưởng Nga đã lần đầu có chuyến thăm Trung Quốc kể từ sau khi bùng phát dịch COVID-19, Ngoại trưởng của hai bên đã gặp nhau tại “thành phố nhỏ” có “cảnh quan đẹp nhất thế giới” (theo cách nói của Lavrov), đã “thông báo” về tình hình quan hệ với Mỹ, đã ra tuyên bố chung về “quản trị toàn cầu”, nêu bật đặc điểm của sự phát triển mỗi bên, còn triển khai hợp tác khoa học công nghệ và phi USD hóa mà Lavrov đề xuất trước khi đi đã không trở thành trọng tâm.

Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc là Tống Đào (Song Tao) đã “có hẹn” Đại sứ Triều Tiên tại Trung Quốc Ri Ryong-nam, đã chuyển lời nhắn của lãnh đạo hai nước, phía Triều Tiên thông báo về “Đại hội toàn quốc lần thứ VIII” (tổ chức vào đầu tháng 1 năm nay). Cách hai tháng sau đó đã thông báo tình hình cho phía Trung Quốc, ý định của Triều Tiên cũng rất rõ ràng.

Bức tranh “G2+X” là hình thức tổng hợp giữa cơ chế phối hợp cường quốc châu Âu trong thế kỷ 19 và trật tự thời Chiến tranh Lạnh, cũng là bức tranh về trật tự bất ổn. Thứ nhất, Trung Quốc theo đuổi chính sách đối ngoại hòa bình độc lập tự chủ, ảnh hưởng của Trung Quốc không đến từ các liên minh mà đến từ mạng lưới tương tác nhau lấy kinh tế và công nghệ làm nền tảng.

Chính quyền Biden của Mỹ đã xây dựng lại nền tảng quyền lực cứng với liên minh làm nòng cốt, trong khi Trung Quốc có quyền lực gắn bó dựa trên đầu tư, thương mại và công nghệ, trong quá trình cạnh tranh chiến lược với Mỹ thì Trung Quốc ngày càng tăng cường mở cửa với thế giới bên ngoài đi cùng cải cách hệ thống kinh tế trong nước để ứng phó sức ép cạnh tranh chiến lược từ Mỹ.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho rằng các biện pháp trừng phạt sẽ không mang lại kết quả gì. Trọng tâm của cuộc cạnh tranh Trung Quốc - Mỹ - châu Âu nằm ở Hiệp định Đầu tư Trung Quốc - Liên minh châu Âu, mục đích trọng tâm trong chuyến đi châu Âu của Brinken là phá hủy Hiệp định Đầu tư Trung Quốc - Liên minh châu Âu, thúc đẩy Ấn Độ-Thái Bình Dương của NATO, cũng nhằm lôi kéo các đồng minh châu Âu vào cơ chế Ấn Độ - Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc.

Cuộc tranh luận về hệ tư tưởng (ý thức hệ) và hệ giá trị sẽ gây kìm hãm tính linh hoạt của cấu trúc “G2+X”, Liên minh châu Âu và các nước “Liên minh Năm Mắt (Five Eyes)” phối hợp áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc không gây tổn hại lớn mà có tính mạo phạm mạnh, đặc biệt là lần đầu tiên Liên minh châu Âu áp lệnh trừng phạt chống lại Trung Quốc kể từ sau Chiến tranh Lạnh, việc leo thang trừng phạt chắc chắn sẽ dẫn đến đối lập về ý thức hệ. Liên minh châu Âu đã từ bỏ địa vị của chữ “X”, trượt vào phe cánh hóa trong mối quan hệ tam giác Trung Quốc-Mỹ-châu Âu.

Tất nhiên, tiền đề giúp Liên minh châu Âu có thể trở thành thế lực địa chiến lược độc lập là họ phải bảo đảm được tính độc lập, tính tự chủ và tính linh hoạt.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
39 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bức tranh thế giới đang nghiêng về cục diện G2+X