Các nhà khoa học Anh ở King’s College London trong bài báo khoa học công bố trên Journal of Child Psychology and Psychiatry đã khuyên phụ nữ mang thai không nên lạm dụng thực phẩm chế biến và bánh kẹo. Một chế độ ăn gồm nhiều chất béo và đường sẽ khiến đứa trẻ tương lai mắc hội chứng rối loạn tăng động và thiếu tập trung.
Các chuyên gia đã so sánh 83 trẻ có trục trặc về hành vi với 81 trẻ phát triển bình thường để tìm hiểu xemdinh dưỡng của người mẹ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thay đổi biểu sinh (hoặc methyl hóa ADN).
Các nhà khoa học đã tập trung vào gen IGF2 tham gia vào sự phát triển của tiểu não và hồi cá ngựa (hippocampus) - các cấu trúc não có liên quan đến rối loạn tăng động và thiếu tập trung. Họ đã phát hiện thấy rằng chế độ dinh dưỡng không hợp lý của người mẹ trong quá trình mang thai (ăn nhiều chất béo và đồ ngọt) liên quan với những biến đổi biểu sinh tronggen IGF2 ở những trẻ ngay từ thời thơ ấu đã có trục trặc về hành vi. Ở những đứa trẻ đó, những biến đổi biểu sinh còn liên quan đến rối loạn tăng động và thiếu tập trung ở độ tuổi dưới 13.
Cũng liên quan đến chủ đề này, theo Science World Report, nhiều chuyên gia ngờ rằng nguyên nhân gây rối loạn tăng động ở trẻ liên quan đến việc chúng thích ăn đồ ngọt. Nhưng các chuyên gia ở Đại học Oklahoma, Mỹ, đã xác định được rằng đối với trẻ em, đường không gây tăng động nhưng có hại cho hình dáng, răng và gây nhiều chứng bệnh.
Họ cảnh báo nếu trẻ dị ứng với đồ ngọt thì phải theo dõi thường xuyên vì các dấu hiệu dị ứng liên quan đến dư thừa đường trong máu. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Monell đã làm sáng tỏnguyên nhân làm cho một số trẻ thích đồ ngọt, còn số khác lại không thích.
Công trình nghiên cứu của họ cho thấy trẻ nhạy cảm với vị ngọt khác nhau. Để cảm nhận được ngọt, có đứa trẻ thậm chí phải cần đến một lượng đường nhiều gấp 20 lần những đứa khác.
Vũ Trung Hương