Hiện tại, các hãng hàng không Nhật đang chạy đua với hàng không giá rẻ (Low cost carrier – LCC) để cạnh tranh và nhắm vào số đông du khách.

Các hãng hàng không Nhật chuyển mình với giá rẻ để thu hút khách

CTV Hoài Nam | 11/05/2018, 17:05

Hiện tại, các hãng hàng không Nhật đang chạy đua với hàng không giá rẻ (Low cost carrier – LCC) để cạnh tranh và nhắm vào số đông du khách.

Điển hình nhất là Japan Airlines (JAL) đang lên kế hoạch để ra mắt hãng hàng không giá rẻ với mục tiêu khai thác các đường bay trung và dài cho đến năm 2020 khi Tokyo là chủ nhà của Olympic và Paralympic mùa hè.

JAL cũng đang xem xét cung cấp các chuyến bay giá rẻ (low-cost flights) giữa Nhật Bản và Châu Âu cũng như Nhật Bản và Mỹ. Những đối tượng được nhắm đến là khách Nhật Bản đi du lịch ra nước ngoài và du khách quốc tế đến Nhật Bản.

Bằng cách mở những đường bay cho riêng mình, hãng hàng không hy vọng sẽ có thể tăng khả năng cạnh tranh khi xu hướng sử dụng hàng không giá rẻ (Low cost carrier – LCC) đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết với số hành khách đông đảo và tăng trưởng không ngừng. Theo đó JAL sẽ sớm đưa hãng con vào hoạt động trong tương lai không xa khi sắp xếp ổn định đội máy bay, đào tạo phi công và các kế hoạch, đường bay cũng như ra mắt thương hiệu mới.

Các đường bay có khả năng cao sẽ được đưa vào khai thác sẽ xuất phát từ sân bay quốc tế Narita đến Bắc Mỹ, Châu Âu và các quốc gia vùng lãnh thổ khác thuộc Châu Á đồng thời đảm bảo không bị trùng với những đường bay quốc tế chính mà JAL đang khai thác.

Từ khi vượt qua được sóng gió bên bờ vực phá sản năm 2010, hãng hàng không Nhật đã nỗ lực để tái cấu trúc và đang đứng trước sức ép phải sinh lời. Hiện tại Jetstar Japan là hãng hàng không giá rẻ duy nhất mà JAL có cổ phần. JAL và Qantas Airways (Úc) đều giữ 33.3% cổ phần tại Jetstar.

Vào tháng 4.2017, hình hình với JAL có vẻ khả quan hơn khi Bộ cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản đã nới lỏng quy định cho phép JAL tham gia vào thị trường LCC.

Thị trường LCC tại Nhật Bản bắt đầu chuyển mình năm 2012 khi các hãng hàng không trong nước và nước ngoài khai trương vài đường bay nhưng tỉ lệ vẫn còn thấp so với Đông Nam Á và châu Âu nơi hàng không giá rẻ chiếm 60% thị phần. Hiện tại, các hãng hàng không giá rẻ giữ khoảng 20% các chuyến bay quốc tế đến và đi từ Nhật cao hơn con số 10% số chuyến bay nội địa. Đây cũng cho thấy tầm nhìn và kế hoạch cụ thể của chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản khi họ có kế hoạch đón 40 triệu du khách trong năm 2020.

Nhiều đường bay quốc tế giá rẻ đến và đi từ Nhật hiện chủ yếu là các chặng ngắn ở Đông Nam Á. JAL hy vọng các chuyến bay đường dài của hãng mới sẽ mang thêm nhiều lựa chọn cho du khách với giá cả cạnh tranh hơn.

Không chỉ có JAL, các hãng hàng không lớn cũng đang chạy đua với LCC, ANA có kế hoạch hợp nhất Peach Aviation và Vanilla Air cuối tháng 3. 2020, còn Lufthansa của Đức và Singapore Airlines cũng đang mở rộng số chuyến bay giá rẻ của riêng mình. Ở Đông Nam Á, NokScoot (do Nok Air sở hữu) và Scoot (do Singapore sở hữu) cũng đang bắt đầu khai thác chặng Narita – Bangkok (Thái Lan) trong khi Airasia X sẽ ra mắt chặng Narita – Jakarta (Indonesia).

An Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các hãng hàng không Nhật chuyển mình với giá rẻ để thu hút khách