Chủ tịch Hội đồng châu Âu đã đưa ra cảnh báo cuộc khủng hoảng tị nạn của EU có thể khiến các nước tham gia hiệp ước Schengen sụp đổ trong vòng 2 tháng.

Các nước thuộc hiệp ước Schengen có thể sụp đổ vì người tị nạn

Một Thế Giới | 20/01/2016, 06:43

Chủ tịch Hội đồng châu Âu đã đưa ra cảnh báo cuộc khủng hoảng tị nạn của EU có thể khiến các nước tham gia hiệp ước Schengen sụp đổ trong vòng 2 tháng.

Ngày 19.1, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã cảnh báo các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) về sự sụp đổ của các quốc gia tham gia Hiệp ước Schengen - một hiệp ước về tự do đi lại, khi cuộc khủng hoảng tị nạn ngày càng trở nên trầm trọng. Những cảnh báo được đưa ra trong thời điểm số người tị nạn đạt mức kỷ lục tại Hy Lạp vào mùa đông.

Ông Tusk tuyên bố: “Chúng ta có ít hơn 2 tháng để đưa mọi thứ vào tầm kiểm soát. Hiện tại, 28 nước thành viên của liên minh không thể kiểm soát các đường biên giới, điều này khiến EU có thể thất bại trong một hoạt động liên quan đến chính trị”.

Hơn 31.000 người đã nhập cư vào châu Âu bằng đường biển thông qua Địa Trung Hải kể từ đầu năm 2016 với đa số người dân đến từ Syria, Afghanistan và Iraq, theo cáo của Tổ chức di dân Quốc tế vào ngày 19.1. Số lượng người đổ về châu Âu trong nửa đầu tháng 1.2016 gấp 21 lần so với năm ngoái, chứng tỏ người dân các nước đang cố gắng thực hiện các chuyến hành trình mạo hiểm đến châu Âu để thoát khỏi tình trạng bạo lực và đàn áp.

Tại Đức, quốc gia chấp nhận hơn 1 triệu người tị nạn, tiếp tục đối mặt với những căng thẳng sau khi xảy ra các cuộc tấn công tình dục và cướp bóc trong đêm giao thừa năm 2016 liên quan đến người tị nạn. Thủ tướng Đức Angela Merkel phải đối mặt với những chỉ trích về chính sách mở cửa của đất nước, khi rộng tay chào đón người tị nạn Trung Đông.

Nhiều chính trị gia đã yêu cầu Thủ tướng Đức thay đổi suy nghĩ về chính sách tị nạn, qua đó thắt chặt việc kiểm soát quá trình di cư và tị nạn tại quốc gia này với lý do “nhu cầu tị nạn của người dân các nước vượt quá khả năng của Đức”.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Frank-Water cho biết: “Một giải pháp cho cuộc khủng hoảng không thể đạt được thông qua việc đóng cửa biên giới. EU phải tập trung vào kế hoạch tái định cư người tị nạn - một chương trình cho đến nay đã thất bại khi các nước chỉ mới tái định cư cho ít hơn 300 người trong tổng số 160.000 người”.

Bất chấp những chỉ trích từ đảng đối lập, bà Merkel tiếp tục giữ vững quan điểm của về chính sách tị nạn rộng mở. Tuy nhiên, trong một cuộc thăm dò được công bố vào ngày 19.1 cho thấy, số người ủng hộ cho Thủ tướng Đức giảm xuống còn 32,5%. Trước đó, bà Merkel đã từ chối lời mời tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2016 để ưu tiên giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn trong nước.

Hiệp ước Schengen là hiệp ước về tự do đi lại do một số nước châu Âu ký kết, bao gồm Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ và Liechtenstein. Trong đó có 22 nước là thành viên của EU. 

Hàn Giang (theo International Business Times

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các nước thuộc hiệp ước Schengen có thể sụp đổ vì người tị nạn