Các trường đại họ không được tuyển quá 15.000 sinh viên là mục tiêu Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đề ra cho nhằm giảm thiểu quy mô tuyển sinh tại trường của mình.
Căn cứ trên chỉ tiêu xác định tuyển sinh của từng trường, năm 2016 các trường không được tuyển sinh quá số lượng sinh viên so với năm 2015 và số lượng này sẽ bị thu hẹp dần vào những năm tiếp theo.
Sau thông tư 32 về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học (các trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh là phải đảm bảo quy mô tối đa của trường, không vượt quá 15.000 sinh viên đại học chính quy, 8.000 đối với nhóm ngành sức khỏe và 5.000 đối với nhóm ngành nghệ thuật), Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố danh sách 18 trường đại học lớn hiện đang có số lượng sinh viên vượt mức quy định cho phép. Điển hình là các trường như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinhh tế TP.HCM, Đại học Vinh, Đại học Thương mại...
Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT
Mặc dù Thông tư này đã chính thức ban hành nhưng quy định quy mô tối đa vẫn đang khiến nhiều trường băn khoăn.
Trả lời câu hỏi của báo điện tử Một Thế Giới, PGS. TS. Nguyễn Duy Việt, hiện nay không chỉ trường Giao thông vận tải mà còn rất nhiều trường khác vượt quy mô mà Bộ GD&ĐT đề ra. Lo lắng của các trường chính là đội ngũ giảng viên hiện hành sẽ phải giải quyết ra sao khi thu nhỏ quy mô. Cùng với đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư cho số lượng sinh viên nói trên, nếu giảm xuống một nửa cũng sẽ bị “đắp chiếu”, gây thiệt hại không ít về kinh tế cho các trường này.
Cũng theo PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định: Chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của trường là 5.300 sinh viên. Mấy năm nay trường không tăng chỉ tiêu. Như vậy, tổng số sinh viên chính quy của trường hiện đã hơn 20.000. Vậy nếu cứ tiếp tục giảm nữa thì sẽ gây khó khăn cho đội ngũ giảng viên, nếu cắt giảm sinh viên thì nhà trường lấy đâu ra tiền để đủ trả cho giảng viên và mua các thiết bị phục vụ đào tạo?
Giảm lượng sinh viên thì các giảng viên phải tự nâng cao năng lực và chuyên ngành đào tạo của mình để phù hợp hơn
Trả lời những thắc mắc trên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Văn Áng đã cho hay: Yêu cầu khống chế về quy mô tối đa không đặt ra ngay trong năm 2016 mà trong quy định của Thông tư 32 đã đưa ra lộ trình để giảm chứ không bắt phải làm ngay từ năm 2016 và chỉ tiêu tuyển sinh năm tới tối đa không được vượt quá năm 2015.
Thông điệp chính của Thông tư 32 là định hướng hình thành hệ thống đại học trật tự, ngăn nắp, tập trung các nguồn lực nâng cao chất lượng đào tạo. Chính vì thế, các giảng viên buộc phải tự mình trau dồi các kiến thức nền tảng vững chắc, nâng cao năng lực và chất lượng của chính mình để phù hợp với sinh viên.
Việc tái cơ cấu cũng là điều mà Bộ muốn các trường tổ chức từ rất lâu, khi giảm quy mô đào tạo sinh viên thì việc các giảng viên không đủ chất lượng sẽ bị đào thải đó là chuyện bình thường. Riêng việc người dân lo lắng cơ chế "chạy chọt" đối với các giáo viên không đủ năng lực, chúng tôi đã gửi thông tư đến các trường yêu cầu công khai minh bạch hệ thống giảng viên, có tổ chức thi tuyển hay sát hạch, đánh giá năng lực hàng năm đối với đội ngũ giảng viên này. Lựa chọn những giảng viên thật sự có chất lượng và chuyên ngành tốt.
Không được tuyển quá 15.000 sinh viên là mục tiêu Bộ GD&ĐT đề ra cho các trường đại học nhằm giảm thiểu quy mô tuyển sinh tại trường của mình và thông tư 32 sẽ có hiệu lực vào ngày 1.2.2016. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Áng, để tránh các tác động đột ngột, các trường chưa buộc phải siết lại quy mô đạt chuẩn ngay mà theo lộ trình đến năm 2020. Trong năm 2016, các trường vượt trần quy mô đào tạo sẽ vẫn được tuyển sinh dựa trên tiêu chí về số sinh viên/giảng viên; diện tích sàn xây dựng/sinh viên.
Với những trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ xem xét và quyết định và Bộ cũng đã ra quyết định các trường chấm dứt tuyển sinh đào tạo từ xa đối với ngành sư phạm.
Minh Khuê