Theo Thù Vực Chu Tư Lục thì vua tôi nhà Hồ đều bị xử chết cả chỉ có mỗi Hồ Nguyên Trừng được tha vì có tài. Còn theo Cô thụ bao đàm, vua tôi Hồ Quý Ly được tha, riêng Quý Ly bị đẩy đi làm lính thú ở Quảng Tây.

Cái kết cay đắng cuối đời của Hồ Quý Ly

05/03/2018, 13:33

Theo Thù Vực Chu Tư Lục thì vua tôi nhà Hồ đều bị xử chết cả chỉ có mỗi Hồ Nguyên Trừng được tha vì có tài. Còn theo Cô thụ bao đàm, vua tôi Hồ Quý Ly được tha, riêng Quý Ly bị đẩy đi làm lính thú ở Quảng Tây.

Hình tượng Hồ Quý Ly

Trong cuộc tra hỏi của Minh Thành Tổ Chu Đệ đối với Hồ Quý Ly, Quý Ly ngậm miệng cầu an. Số phận của Quý Ly sau đó thế nào? Có khá nhiều thuyết khác nhau.

Đại Việt Sử ký toàn thư không chép rõ về số phận của Hồ Quý Ly nhưng kể về số phận của các quan triều Hồ bị bắt khá thê thảm: “Nhà Minh vờ cho Vương Nhữ Tương, Đồng Ngạn Hú, Nguyễn Quân, Lê Sứ Khải làm Kinh Bắc (có lẽ là ám chỉ Bắc Kinh) thị lang và tham chính ở Sơn Tây, Thiểm Tây, Sơn Đông, sai người đưa đi, đến nửa đường thì giết”.

Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sỹ thì cho rằng Quý Ly bị giết bằng lời chú trong một giai thoại về Hồ Quý Ly như sau: Quý Ly nằm mộng vị thần đọc thơ rằng: "Nhị nguyệt tại gia, tứ nguyệt loạn hoa, ngũ nguyệt phong ba, bát nguyệt sơn hà, thập nguyệt long xa". Đến khi nghe tin quân Minh lại sang, mới có ý lo sợ, (Vua Nghệ Tôn nằm mộng được câu thơ bạch kê, rồi họ Hồ cướp ngôi; Quý Ly nằm mộng được câu thơ phong ba, sơn hà, rồi bị bắt giải về Kim Lăng, thế gọi là làm điều bất thiện tất trong lòng tự biết trước). (Tháng 12 năm sau Hồ Trừng bị thua ở Lỗ Giang, tháng 4, hai cha con Hồ phải đi ra biển, liền bị bại ở Điển Canh, tháng 5 bị bắt ở cửa biển Chỉ Chỉ, tháng 8 bị giải đi, tháng 10 bị giết; số tháng trong bài thơ đều đúng cả. Con bọ ngựa chưa bị bắt, mà hồn bướm đã mơ thấy rồi).

Sau Khâm Định Việt sử thông giám cương mục chép với ý khác hẳn: “Vua nhà Minh ngự điện nhận tù binh và hỏi Quý Ly rằng: "Giết vua, cướp nước, như thế có phải là đạo người bầy tôi không?". Quý Ly không trả lời được, bèn giao cả xuống giam vào ngục tù, chỉ tha cho con là Trừng, cháu là Nhuế. Sau, Quý Ly ở trong ngục được tha ra, bắt đi thú thủ ở Quảng Tây; Trừng vì lành nghề chế binh khí, dâng phép chế súng lên vua Minh, nên được tha ra để dùng”.

Đồng thời các sử gia nhà Nguyễn còn phản bác thông tin nói rằng Quý Ly bị giết bằng lời cẩn án như sau: - Sử cũ chép: "Khi Quý Ly đến Kim Lăng, vua nhà Minh giả vờ trao cho chức tham chính, sai người hộ tống đến nơi làm việc, rồi giết chết ở dọc đường". Có lẽ nào đánh bắt được người đầu sỏ của giặc, không đem làm tội một cách đường hoàng mà lại phải dùng kế giả dối để giết bao giờ? Thật là vô lý! Nay theo sách Minh sử kỷ sự cải chính lại”.

Việt sử toàn thư của Phạm Văn Sơn cũng đồng ý với thông tin của Khâm định Việt sử thông giám cương mục khi viết: "Minh Thành Tổ hỏi Quý Ly: "Giết vua cướp nước có phải là đạo bề tôi không?" Quý Ly không trả lời. Vua Minh bèn giam cả vào ngục chỉ tha có Nguyên Trừng và cháu là Nhuế Lỗ. Sau Quý Ly cũng được phóng thích nhưng phải làm lính tuần ở Quảng Tây. Nguyên Trừng giỏi việc chế tạo võ khí, đem súng tiến vua được làm quan, sau được phong đến Công Bộ Thị Lang và soạn ra sách Nam Ông Mộng Lục còn truyền đến bây giờ".

Còn tư liệu Trung Quốc viết gì về số phận của Hồ Quý Ly. Theo Thù Vực Chu Tư Lục thì vua tôi nhà Hồ đều bị xử chết cả chỉ có mỗi Hồ Nguyên Trừng được tha vì có tài. Còn theo Cô thụ bao đàm, vua tôi Hồ Quý Ly được tha, riêng Quý Ly bị đẩy đi làm lính thú ở Quảng Tây.

Nhưng dù cái kết là bị xử trảm hay bị đi làm lính thú ở tuổi 70 thì cũng là quá buồn cho Hồ Quý Ly một thời quyền lực khuynh đảo trong triều Trần, một thời làm vua, một thời làm Thái thượng hoàng. Đã vậy về sau còn bị người đời chê bai.

Báo Tuổi trẻ năm 2004 có bài viết về nhà khảo cổ và chuyên gia mộ táng Đỗ Đình Truật. Ông Truật là người rất hâm mộ Hồ Quý Ly và bỏ ra nhiều công sức để tìm mộ vị vua đầu nhà Hồ trên đất Trung Quốc. Theo tài liệu của ông Truật, Hồ Quý Ly sau khi trải qua đường lưu đày gian khổ đã chết ở Nam Kinh và được xây lăng mộ trên núi Lão Hổ Sơn. Còn Nguyễn An, Hồ Nguyên Trừng được mời tham gia Bộ công, có công rất lớn trong việc thiết kế, xây dựng thành Bắc Kinh và đúc súng thần công cho nhà Minh. Còn Hồ Hán Thương thì được đế triều vời ra dạy Kinh dịch cho hoàng gia. Một số người trong họ về sau lấy vợ người Trung Quốc và hậu duệ nhà Hồ nước Việt tiếp tục nối dài.

Còn báo Thanh Niên năm 2010 cũng có bài báo viết về ông Truật. Theo đó, ông Truật đã gặp giáo sư Trần Văn Giáp tại Quảng Tây (Trung Quốc) vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, cùng đi tìm dấu vết của mộ Hồ Quý Ly và tìm hiểu về đời sống của hậu duệ họ Hồ tại đó sau cuộc lưu đày. Vì theo sử liệu của nhà Minh, Hồ Quý Ly đã mất tại Quảng Tây (cùng một số thân thuộc họ Hồ). Lúc gặp nhau để cùng tìm đến các địa điểm nghi vấn có mộ Hồ Quý Ly và con cháu họ Hồ thì giáo sư Trần Văn Giáp đã là một nhà nghiên cứu sử học, ngôn ngữ học và dân tộc học nổi tiếng ở Việt Nam, tuổi đã hơn 60 (sinh năm 1898). Còn nhà khảo cổ học Đỗ Đình Truật 30 tuổi, được cử sang du học ở Trung Quốc. Họ đi khắp các địa phương, đến cả Dinh tổng đốc Lưỡng Quảng, tìm hiểu tàng thư cổ của Việt Nam ở Côn Minh - Vân Nam, xem xét nghiên cứu kỹ các tài liệu, các bản đồ sưu tập được.

Dựa trên tài liệu truy cứu từ các thư viện trên, hai ông Trần Văn Giáp và Đỗ Đình Truật đã đến tận những nơi cần thiết để dò xem dấu vết mộ Hồ Quý Ly cùng những người Việt bị lưu đày và chết chôn ở đó. Nhưng cuối cùng, hai ông có được kết luận bất ngờ (khác với những khẳng định trước kia) rằng: thông tin Hồ Quý Ly cùng các bộ tướng, thân quyến bị bắt đày đi lính và mất ở Quảng Tây là không đúng!

Sau ngày giáo sư Trần Văn Giáp qua đời năm 1973, ông Đỗ Đình Truật dần dần tìm thấy ánh sáng le lói qua các dấu vết và thông tin sử học từ nhiều nhà nghiên cứu có uy tín khác. Trong các thông tin đó, ông “chấm dấu đỏ” vào một địa danh đáng chú ý nhất trên đường tìm kiếm: núi Lão Hổ Sơn nằm trên địa bàn thôn Kim Lăng, thuộc thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Theo ông đoán định, đó là nơi có mộ của Hồ Quý Ly và gia tộc họ Hồ sau cơn quốc nạn.

Năm 2017, báo PL TP.HCM có bài viết nói về hành trình qua Kim Lăng tìm mộ Hồ Quý Ly qua lời ông Nguyễn Thiện Đức, người đã theo làm học trò ông Truật hơn 16 năm. Núi Lão Tử thuộc thôn Kim Lăng, cách Nam Kinh gần 20 km vốn là nơi chôn người chết bao đời, trên núi có vô số ngôi mộ. Người địa phương thì cho biết hồi Thế chiến thứ II, quân Nhật kéo đến chiếm Nam Kinh, chúng đã chọn đỉnh Lão Tử Sơn làm nơi đặt trận địa pháo. Nhà giam cùng nhiều ngôi mộ cổ trên đó, trong đó có lăng mộ tổ họ Hồ đều đã bị san ủi.

Anh Tú

Các kỳ trước

Kỳ 1: Cha ông ta từng chỉ huy liên quân Đông Nam Á chống lại phương Bắc

Kỳ 2: Đinh Tiên Hoàng tự coi là cửa trên khiến phương Bắc bực dọc

Kỳ 3: Sứ giả phương Bắc bị hù dọa không dám bước chân vào nước ta

Kỳ 4: Vua Tống chém tướng kiếm chuyện ngoài biên giới để làm vui lòng Đại Việt

Kỳ 5: Vua Tống sợ trái ý Ngọa Triều nhà Lê​

Kỳ 6: Đại Việt tặng ngựa, nhà Tống thất kinh​
Kỳ 7: Hai nhà sư Việt bẻ gãy dã tâm của phương Bắc​

Kỳ 8: Chính sách gả công chúa để phá âm mưu của phương Bắc

Kỳ 9:Khi nhà Tống lấn đất, ông cha ta sẵn sàng tuốt gươm

Kỳ 10: Trước Lý Thường Kiệt, quân ta nhiều lần Bắc phạt sang đất Tống​

Kỳ 11: Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh​

Kỳ 12: Lý Thường Kiệt dùng vũ lực lấy lại đất yết hầu vùng biên trong tay quân Tống​

Kỳ 13: Sợ Lý Thường Kiệt bắc phạt lần 2, vua Tống tính cắt đất​

Kỳ 14: Bị áp lực từ biên giới, vua Tống phải nghiến răng trả đất​

Kỳ 15: Lý Thường Kiệt dùng tù binh mở cho vua Tống con đường thể diện

Kỳ 16: Muốn nhà Tống trả đất, không thể dùng lý lẽ suông​

Kỳ 17: Nhà Trần dẫn quân Bắc phạt, vua Tống vừa sợ vừa mừng​

Kỳ 18: Nhà Trần 4 lần trói sứ giả Mông Cổ vì tội uốn lưỡi cú diều

Kỳ 19: Đại Việt Nguyên Mông thông hiếu, nhà Tống sợ hãi cầu thân

Kỳ 20: Nhà Trần dùng kế trừng trị các quan Đạt lỗ hoa xích​

Kỳ 21: Ba đời vua Trần và 12 lần cự tuyệt nhà Nguyên​

Kỳ 22: Nhà Trần kiên quyết không làm lính đánh thuê cho Nguyên Mông​

Kỳ 23: Nhà Nguyên đòi vũ khí tối thượng, vua Trần từ chối​

Kỳ 24: Căng thẳng đấu tranh trong lễ nghi triều kiến giữa nhà Trần và Nguyên Mông

Kỳ 25: Tranh cãi về chữ tín trong việc xử tù binh nhà Nguyên​

Kỳ 26: Trò hề của sứ Nguyên sau khi thua trận​

Kỳ 27: Nhà Trần tung tình báo, sẵn sàng phương án đánh sang đất Nguyên​

Kỳ 28: Nhà Trần mang 3 vạn quân đánh sang đất Nguyên, bắt hai ngàn tù binh​

Kỳ 29: Dùng áp lực quân sự ép nhà Nguyên trong cơn nguy loạn​

Kỳ 30: Sứ giả nước ta cư xử đàng hoàng hơn sứ giả phương Bắc​

Kỳ 31: Về chuyện Hậu duệ vua Trần xưng làm hoàng đế Đại Hán​

Kỳ 32: Trung Nguyên chiến loạn khốc liệt, nhà Trần cử người sang xem​

Kỳ 33: Đến lượt nhà Minh đòi lính đánh thuê, nhà Trần từ chối

Kỳ 34: Hồ Quý Ly và 2 lần diễn kịch hòng che mắt nhà Minh​

Kỳ 35: Hồ Quý Ly và mưu kế dùng độc trị độc với nhà Minh​

Kỳ 36: Hồ Quý Ly xử lăng trì vua bù nhìn do nhà Minh dựng​

Kỳ 37: Hồ Quý Ly đường cùng không giữ khí tiết là điều đáng thẹn

Kỳ 38: Hồ Quý Ly và cơ hội ghi điểm danh dự khi chạm mặt vua Minh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
7 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cái kết cay đắng cuối đời của Hồ Quý Ly