“Nếu ví công cuộc cải thiện môi trường kinh doanh ở các bộ như những con tàu thì có bộ chưa vào vạch xuất phát nhưng có bộ đã về tới ga cuối”, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương nhận xét.
Ngày 15.3, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch -Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội nghị quốc tế về Cải thiện vượt bậc môi trường kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam.
Năm 2017, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc so với năm 2016 (từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 nền kinh tế); môi trường kinh doanh tăng 14 bậc, từ 82 lên 68/190 nền kinh tế; đổi mới sáng tạo cải thiện 12 bậc, đạt thứ hạng 47/127 nền kinh tế. Nhiều tổ chức quốc tế đã tăng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng sau 4 năm với 4 Nghị quyết 19 được ban hành, môi trường kinh doanh Việt Nam đã có rất nhiều cải thiện. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, nhiều chỉ số đã được cải thiện như môi trường kinh doanh, cải thiện nhà đầu tư, chỉ số xếp hạng tín dụng…
Ông Cung dẫn raviệc nộp thuế và BHXH có mức cải thiện tốt, tăng 87 bậcvới những cải cách về quy định và thủ tục nộp thuế và việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng giao dịch điện tử trong thủ tục BHXH. Chỉ số tiếp cận tín dụng được cải thiện và ở thứ hạng tốt nhờ mở rộng phạm vi tài sản giao dịch bảo đảm.
Bên cạnh đó, việc bảo vệ nhà đầu tư tăng điểm và tăng bậc nhờ những thay đổi của Luật Doanh nghiệp 2014 theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền lợi của cổ đông thiểu số. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn còn ở thứ hạng thấp, chủ yếu do quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp giữa cổ đông và người quản lý trong công ty tại tòa án…
TS Cung nhấn mạnhviệc giải quyết phá sản doanh nghiệp nhiều năm không có cải thiện, thời gian kéo dài (5 năm), chất lượng quy định pháp lý còn hạn chế (7,5/16 điểm) và ở vị trí cuối bảng xếp hạng. Mặc dù Luật Phá sản 2014 tiếp cận theo thông lệ quốc tế (như quy định về quản tài viên, áp dụng tuyên bố phá sản theo thủ tục rút gọn,...), nhưng chủ yếu tập trung vào xử lý phá sản, chưa chú trọng tới phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp".
Tuy nhiên, tại hội thảo này, các chuyên gia cho rằng việc thực hiện các Nghị quyết 19/NQ-CP trong 4 năm qua cho thấy các bộngành, địa phương vẫn chưa vào cuộc đồng đều. Nhiều nơi vẫn còn thiếu quyết liệt, chậm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp.
“Nếu ví công cuộc cải thiện môi trường kinh doanh ở các bộ như những con tàu thì có bộ chưa vào vạch xuất phát nhưng có bộ đã về tới ga cuối”, ông Nguyễn Đình Cung nói.
Theo quan điểm của ông Cung, vẫn còn tình trạng trên nóng dưới lạnh trong quá trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. “Nhìn lên trên, thủ tướng, phó thủ tướng “nóng” nhưng một số bộ trưởng “lạnh”; tại nhiều tỉnh thì một số chủ tịch vẫn chưa nóng, các chuyên viên có thể lạnh thậm chí một số nơi rất lạnh”, ông Cung ví von.
Theo ông Cung, tình hình khởi sự kinh doanh 2014-2017 xấu đi. Số lượng thủ tục nhiều, thời gian thực hiện dài, và do vậy thứ hạng Khởi sự kinh doanh thấp và liên tục giảm trong 3 năm gần đây. Đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản không có thay đổi, cải cách nào được ghi nhận trong những năm qua. Đặc biệt, về cải cách kiểm tra chuyên ngành, dù có biến chuyển nhưng mới chỉ ở bước đầu…
Bà Phạm Chi Lan cho rằng cần phải quyết liệt hơn nữa. Các bộ cần công bố các điều kiện kinh doanhcần cắt bỏ và nêu rõ tiến độ thực hiện. Nếu đến hạn mà không hoàn thành thì Thủ tướng ra quyết định bãi bỏ, không chờ các bộ nữa.
"Đang nổi lên vấn đề kỷ cương chưa nghiêm, đến nỗi từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và nhiều lãnh đạo cấp cao khác đều phải thốt lên rằng trên nóng dưới lạnh. Tại sao tất cả đều là người trong hệ thống, có kỷ cương mà có không thực hiện. Với tình trạng "trên nóng dưới lạnh" như hiện nay, không bao giờ có thể rượt đuổi để chờ công chức nóng lên được trong khi họ đang lạnh tanh với sự phát triển của doanh nghiệp, của đất nước", bà Lan nói.
Theo chuyên gia này, trên phải nóng theo cách đó thì dưới mới ấm lên. Đến thời điểm đã định mà đơn vị nào không thực hiện thì phải có biện pháp kỷluật. Ví dụ như việc Bộ Công Thương khi cắt giảm 600 điều kiện, đáng lẽ phải phạt vì họ đẻ ra nhiều cái mới chứ không thể đẻ ra cái mới xong cắt rồi lại khen. Tình trạng hay dở vềđiều kiện kinh doanh là nằm ở các bộ
Bộ Kế hoạch -Đầu tư cũng đánh giá tốc độ triển khai thực hiện chưa đồng đều, một số nơi thực hiện còn rất chậm. Do đó, nhiều chỉ tiêu chưa đạt được mục tiêu đề ra, chưa thu hẹp được khoảng cách về chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực.
Do đó, ông Nguyễn Đình Cung đề nghị cần tạo áp lực và kỷ luật hành chính mạnh mẽ hơn đối với các chỉ số mà thứ hạng và điểm số còn thấp, không cải thiện đáng kể trong mấy năm qua, nhất là khởi sự kinh doanh, đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, giao dịch thương mại qua biên giới.
Đồng thời, ông Cung cho rằng cần phối hợp tốt hơn, hiện quả hơn với Tòaán Nhân dân tối cao để có cải thiện đáng kể chỉ số giải quyết phá sản doanh nghiệp và giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Hoài Phong