Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện một loài hà có thói quen ăn đá và thải cát ra môi trường. Trong nghiên cứu xuất bản hôm 19.6 trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, nhóm tác giả đã mô tả về loài vật này và những gì họ tìm thấy.

Cận cảnh loài hà ăn đá và tiết cát ra môi trường

Long Hải | 22/06/2019, 14:10

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện một loài hà có thói quen ăn đá và thải cát ra môi trường. Trong nghiên cứu xuất bản hôm 19.6 trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, nhóm tác giả đã mô tả về loài vật này và những gì họ tìm thấy.

Loàihà ăn đáđược tìmthấy lần đầu tiên vào năm 2006 trên một con sông ở Philippines, nhưng gần đây mới được nghiên cứu cẩn thận. Sau khi thu thập mẫu vật bằng cách đập vỡ những khối đá, các nhà nghiên cứu đặt chúng vào bể nước trong phòng thí nghiệm.

Theo các nhà nghiên cứu, con hà khá nhỏ vàchỉ dài khoảng 150mm. Chúng sở hữu hàm răng lớn và phẳng hơn loài hà đục gỗ. Tuy nhiên, hà đục đá không có túi để tiêu hóa gỗ như họ hàng. Nhóm nghiên cứu cho rằng khác biệt về đặc điểm cơ thể chỉ ra hà đục đá chắc chắn không tiến hóa từ những họ hàng ăn gỗ mà tách ra từ cách đây rất lâu.

Các nhà nghiên cứu chưa thể xác định động cơ dẫn tới hành vi ăn đá của loài vật. Họ nghi ngờ chúng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng nhờ vi khuẩn sống ký sinh và không loại trừ khả năng chúng hút thức ăn bằng vòi.

Hà đục gỗ là một loài động vật thân mềm trong họ Teredinidae có nguồn gốc ở phía Đông Bắc Đại Tây Dương. Chúng là loài chuyên sống trong những cây gỗ và đục khoét để làm thức ăn. Chúng được gọi là "hà" nhưng lại không có họ hàng với các loài hà bởi các loài này thuộc nhóm chân khớp.

Dù có ngoại hình giống giun nhưng loài hà này lại thuộc vào lớp vỏ hai mảnh nhuyễn thể. Thân hình của hà đục gỗ đa phần nhỏ, dài khoảng 2cm, màu trắng đục, có cá thể dài tới 60cm cùng đường kính thân lên tới 1cm và hơn thế. Do sống trong thân cây nên chúng có giá trị dinh dưỡng khá cao.

Hà đục gỗ là loài lưỡng tính, trải qua thời kỳ đực và cái lần lượt. Những cá thể đực sẽ giải phóng tinh trùng vào biển, cá thể cái sẽ bơi đến những khu vực có tinh trùng và làm công việc của mình khi hút tinh trùng vào cơ thể qua ống xi phông. Tại đây, những quả trứng sẽ được thụ tinh sau đó trôi nổi trong nước biển rồi bám vào các mạn tàu gỗ, thuyền gỗ để phát triển.

Long Hải (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cận cảnh loài hà ăn đá và tiết cát ra môi trường