Đâu phải Việt Nam chúng ta mới phát triển công nghệ thông tin, các quốc gia khác, đặc biệt là Nhật Bản, Thái Lan chắc không thua ta về công nghệ thông tin. Vậy tại sao số lượng sách của họ vẫn được ấn bản hàng năm với số lượng lớn.

Càng phát triển công nghệ thông tin, người Việt càng lười đọc sách và trách nhiệm gia đình

Vũ Trung Kiên | 28/06/2021, 12:12

Đâu phải Việt Nam chúng ta mới phát triển công nghệ thông tin, các quốc gia khác, đặc biệt là Nhật Bản, Thái Lan chắc không thua ta về công nghệ thông tin. Vậy tại sao số lượng sách của họ vẫn được ấn bản hàng năm với số lượng lớn.

Đại văn hào người Nga M. Gorki cho rằng “Tất cả những gì tốt đẹp trong tôi, tôi đều chịu ơn sách. Khi nói đến sách tôi không thể nào không cảm thấy mối cảm động sâu sắc và niềm vui mừng phân khởi”. Triết gia, nhà bác học, văn hào người Pháp Denis Diderot từng khẳng định: “Ngừng đọc sách tức là ngừng tư duy”. Nhà phê bình, nhà cải cách vĩ đại của văn học Nga Bielinxki thì cho rằng: “Người nào chỉ đọc đôi chút cũng đã ở mức cao hơn nhiều so với người không đọc gì cả”. Còn Selgupop thì cho rằng: “Sách là di sản của các thế kỷ trong đó thể hiện ký ức của nhân loại”…Trong thực tế, có những cuốn sách có thể làm rung chuyển cả thế giới, thức tỉnh, xốc dậy tinh thần và sức mạnh của cả một dân tộc, chẳng hạn cuốn Khuyến học của Fukuzawa Yukichi, Thép đã tôi thế đấy v.v…

Thế nhưng, có lẽ chưa khi nào mà văn hóa đọc lại ảm đạm như hiện nay. Một công bố trước đây của Cục Thư viện cho biết, mỗi người Việt hiện chỉ đọc 0,8 cuốn sách.năm, số lượng gần như thấp nhất thế giới. Trong khi quốc gia ở gần chúng ta là Malaysia, con số này là gần 20. Theo số liệu được đưa ra tại buổi họp báo chuẩn bị kỷ niệm 5 năm “Ngày Sách Việt Nam” vào năm 2019 thì “5 năm qua, toàn ngành có gần 160.000 xuất bản phẩm với gần 1,9 tỉ bản sách. Như vậy, với số dân hơn 90 triệu, tính trung bình, mỗi người dân Việt Nam đang được hưởng thụ hơn 4,2 bản sách.năm” (VOV ngày 15.5.2019). Sáng 18.4.2019, Bộ Thông tin - Truyền thông đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện quyết định của Thủ tướng về Ngày sách Việt Nam. Phát biểu khai mạc hội nghị này, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, qua 30 năm phát triển kinh tế thị trường, tỷ lệ đọc sách của người dân Việt Nam ngày càng giảm đi: “Một khảo sát quốc tế năm 2016 cho thấy người Việt Nam đọc sách ít hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chỉ có 30% người Việt đọc sách thường xuyên, 44% thỉnh thoảng mới đọc sách, và 26% hoàn toàn không đọc sách. Trong khi người Ấn Độ đọc gần 11 giờ/tuần, người Đài Loan đọc 5 giờ/tuần, người Nhật Bản đọc 4giờ/tuần, Hàn Quốc 3 giờ/tuần,… thì người Việt Nam trung bình đọc chưa tới 1 giờ/tuần” (Thanh Niên onile ngày 18.4.2019). Như vậy là có tới 26% người Việt Nam hoàn toàn không đọc sách. Một thông tin của hội nghị này cũng cho biết hiện người Việt thụ hưởng 4,2 cuốn sách mới mỗi năm, nhưng trong đó 2,3 cuốn là sách giáo khoa, đồng nghĩa mỗi người mỗi năm chỉ thực sự thụ hưởng gần 2 cuốn sách mỗi năm.

Nên nhớ là đây chỉ là con số trung bình chung trên cả nước chứ đa phần số sách này vẫn được lưu hành nhiều nhất ở các đô thị, nhất là các thành phố Hà Nội, TP.HCM. Nhiều nhà văn hóa, nhà giáo dục đã phải thảng thốt kêu lên rằng văn hóa đọc, thói quen đọc sách của cộng đồng phải chăng đã chết. Hẳn nhiên sẽ có ý kiến cho rằng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, người đọc có thể chọn lựa nhiều cách đọc khác nhau, đặc biệt là đọc trên internet, vì vậy mà số lượng sách của Việt Nam xuất bản ít chưa hẳn là người đọc đã ít. Thế nhưng đâu phải Việt Nam chúng ta mới phát triển công nghệ thông tin, các quốc gia khác, đặc biệt là Nhật Bản, Thái Lan chắc không thua ta về công nghệ thông tin. Vậy tại sao số lượng sách của họ vẫn được ấn bản hàng năm với số lượng lớn.

Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng những ai còn đau đáu với văn hóa nước nhà, còn đau đáu với sách làm sao khỏi buồn lòng khi Việt Nam bị xếp gần cuối bảng về đọc sách, nhưng lại đứng đầu châu Á và đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ bia. Những năm gần đây, qua các phương tiện truyền thông, mỗi ngày có biết bao những câu chuyện đau lòng xảy ra. Hẳn nhiên, không phải mọi người đọc sách đều nhân văn, những người không đọc sách thì kém nhân văn, song có một điều chắc chắn rằng những câu chuyện nhân văn từ sách sẽ giúp cho con người, nhất là những người trẻ sống đẹp hơn. Sách không chỉ là kho trí tuệ vô tận, sách còn là người bạn tâm giao mà khi đọc nó, mỗi người sẽ sống trong một thế giới cao cả của tâm hồn, của những giá trị nhân văn cao đẹp. Giáo sư Ngô Bảo Châu khẳng định: “Con người cần có cái gì đó cao cả mà bám vào, để đu người lên, để có thể nhìn về quá khứ và tương lai, không sợ hãi. Bạn có thể tìm thấy cả sự tuyệt vọng, cả sự cao cả của tâm hồn trong những trang sách…Tôi thành thật tin rằng cuộc sống ở một nơi nào đó sẽ dễ chịu hơn, nhân văn hơn nếu nơi đó có nhiều tiệm sách.

Nhân 28.6 là ngày Gia đình Việt Nam, tôi muốn nói rằng: Gia đình là cái nôi mà ở đó mỗi người lớn lên hấp thụ tất cả những thói quen, những điều tốt đẹp mà những thành viên trong gia đình để lại. Tất nhiên, trong đó có cả bắt chước và hấp thụ những gì không phải là văn hóa, là tốt đẹp. Đối với việc đọc sách hiện nay, nhất là trong những người trẻ, gia đình, nhất là các bậc làm cha, làm mẹ, ông bà có vị trí vai trò rất quan trọng trong việc làm gương và hướng dẫn con cháu mình đọc sách. Làm sao để nuôi dưỡng tình yêu và thói quen đọc sách cho con? Đó không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà việc đầu tiên có phần trách nhiệm của cha mẹ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Càng phát triển công nghệ thông tin, người Việt càng lười đọc sách và trách nhiệm gia đình