Việc tín dụng tăng trưởng nóng so với tăng trưởng GDP sẽ sớm gây sức ép nên mặt bằng giá, các mức lãi suất và khả năng hình thành bong bóng tài sản.

Cảnh giác với vốn nóng tăng mạnh sau TPP

Một Thế Giới | 22/10/2015, 14:27

Việc tín dụng tăng trưởng nóng so với tăng trưởng GDP sẽ sớm gây sức ép nên mặt bằng giá, các mức lãi suất và khả năng hình thành bong bóng tài sản.

Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý III/2015. Từ các chỉ số 9 tháng qua, VEPR cảnh báo nguy cơ bùng nổ lạm phát trong lĩnh vực tài chính và bong bóng tài sản trong giai đoạn sau.
Theo VEPR, việc đồng nhân dân tệ phá giá ngày 11.8 đã châm ngòi cho những biến động mạnh trên thị trường ngoại hối. Trước diễn biến này, Việt Nam đã nhanh chóng điều chỉnh mạnh giá trị đồng nội tệ bằng việc tăng 1% tỉ giá bình quân liên ngân hàng và nới biên độ giao dịch từ ±1% lên mức ±3%.
Mặc dù đã vượt mức biên độ điều chỉnh 2% cam kết trong năm 2015, giá trị danh nghĩa của đồng nội tệ so với USD vẫn cao hơn đáng kể so với kỳ vọng thị trường. Cầu USD tăng mạnh khiến NHNN phải cung ứng một lượng lớn ngoại tệ từ nguồn dự trữ ngoại hối, đồng thời áp dụng các biện pháp siết chặt việc mua ngoại tệ qua Thông tư 15/2015/TT-NHNN.
Quy định này cùng với việc giảm lãi suất tiền gửi USD đã làm giảm một phần đầu cơ ngoại tệ song VEPR cho rằng cần thiết lập một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt và hiệu quả hơn. Theo VEPR, thực tế đã cho thấy việc tiếp tục cam kết không điều chỉnh tỷ giá đến đầu năm 2016 đã không định hướng được những kỳ vọng của thị trường sau sự kiện 11.8.
Bên cạnh đó, với những diễn biến tích cực trên thị trường quốc tế, VEPR vẫn lưu ý về nguy cơ sau khi đàm phán TPP hoàn tất.
“Chúng tôi lưu ý về nguy cơ sau khi đàm phán TPP hoàn tất và nhiều khả năng sẽ được các nước thành viên thông qua chính thức, dòng vốn nóng có thể tăng mạnh vào thị trường nội địa và gây áp lực tăng lên tiền đồng và thu hẹp sản xuất, xuất khẩu trong thời gian tới” VEPR cho biết.
Một diễn biến đáng chú ý trên thị trường tiền tệ 9 tháng đầu năm là việc Bộ tài chính đã đẩy mạnh phát hành tín phiếu KBNN sau khi không thành công với các kỳ hạn dài trên 5 năm, tổng khối lượng phát hành trên 20.000 tỉ đồng. Đây là diễn biến bất thường không xảy ra trong nhiều năm gần đây, phản ánh sự khó khăn trong việc phát hành TPCP kỳ hạn dài.
Về nhu cầu tín dụng, tính đến tháng 9, tổng dư nợ tín dụng tăng 10,78% so với đầu năm, cao hơn nhiều so với tốc độ 7% cùng kỳ 2014. Tăng trưởng tín dụng có tốc độ cao hơn huy động đã tạo sức ép nên mặt bằng lãi suất huy động. Một số ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm tăng 0,2-0,5% lên sát mức trần 5,5% quy định tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng.
VEPR nhận định việc tín dụng tăng trưởng nóng so với tăng trưởng GDP danh nghĩa sẽ sớm gây sức ép nên mặt bằng giá và các mức lãi suất. VEPR cho biết nền kinh tế đang có nhiều nét tương đồng với thời điểm 2009 khi lạm phát thấp và nền kinh tế đã có những dấu hiệu hồi phục sau suy thoái nhờ các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Kinh nghiệm quá khứ cho thấy lạm phát ở mức thấp có thể nhanh chóng đổi chiều nếu cung tiền không được kiểm soát chặt chẽ.
Ngoài ra, VEPR cũng cho biết thị trường bất động sản có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ trong Quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm. Thông tư 36/2014/TTNHNN nới lỏng cho vay bất động sản, giảm hệ số rủi ro từ 250% xuống 150%, đã tạo hiệu ứng tích cực. Tốc độ cho vay bất động sản có dấu hiệu tăng mạnh, đạt 10,89% trong nửa đầu năm 2015.
“Chúng tôi cho rằng sự hồi phục của thị trường bất động sản là tín hiệu tích cực với nền kinh tế, tuy nhiên cần thận trọng với khả năng hình thành bong bóng tài sản do chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức”, VEPR nhận định.
Phan Diệu

>>Vì sao Thái tử Anh không dự dạ yến cùng Chủ tịch Tập Cận Bình?

>>Quốc hội nghỉ họp sớm buổi sáng vì ít đại biểu phát biểu

>>Mỗi người dân được đăng ký 5 hay 25 số điện thoại di động trả trước?

>>Lấy lại túi xách cho kiều nữ, cụ ông cụt chân nhặt ve chai bị bỏ tù

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trình Chính phủ cơ chế mua bán điện trực tiếp trong tháng 5
một giờ trước Thị trường và chính sách
Tại chỉ thị mới, Thủ tướng yêu cầu tháng 5.2024 Bộ Công Thương phải trình Chính phủ cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cảnh giác với vốn nóng tăng mạnh sau TPP