Đến xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế, quê hương của cố Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh trong những ngày sau khi Đại tướng qua đời, người dân nơi đây bày tỏ sự tiếc thương vị lãnh đạo quê hương xứ Truồi.

Câu chuyện về nhà Văn hóa- Thư viện mang tên cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh

Quế Sơn | 24/04/2019, 06:32

Đến xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế, quê hương của cố Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh trong những ngày sau khi Đại tướng qua đời, người dân nơi đây bày tỏ sự tiếc thương vị lãnh đạo quê hương xứ Truồi.

Dù trong những năm gần đây, sức khỏe đã yếu nhưng Đại tướng Lê Đức Anh vẫn về thăm quê, thăm bà con xóm làng - nơi Đại tướng đã sinh ra và lớn lên. Cùng với đó là những lời căn dặncán bộ và đảng viên xã Lộc An về nhiệm vụ phát triển quê hương xứ Truồi vượt qua khó khăn.

Ông Nguyễn Bùi, Bí thư Đảng ủy xã Lộc An kể về lần cuối cùng ông được vinh dự nghe Đại tướng Lê Đức Anh dặn dò. “Vào năm 2014, trong một lần bác Lê Đức Anh về thăm quê hương đã đến thăm các anh emcán bộ xã Lộc An, khi đó sức khỏe bác đã có dấu hiệu đi xuống, bác về không thông báo trước làm các anh em chúng tôi hết sức bất ngờ”, ông Nguyễn Bùi nhớ lại.

Bức ảnh lưu niệm của Đại tướng Lê Đức Anh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong một lần về thăm xã Lộc An - Ảnh: Lê Toàn chụp lại

Ông Nguyễn Bùi kể rằng năm 2014 Đại tướng về thăm quê, như thường lệ các anh em ở xã chỉ chuẩn bị nước uống để mời Đại tướng chứ cũng chẳng có gì hơn, nhưng khi vào bác chỉ nói một câu mà chúng tôi ai cũng nhớ mãi. Bác nói: “Về Truồi mà không có ấm nước chè xứ Truồi”.

Theo ông Bùi, đó cũng là điều khiến ông daydứt, vì Đại tướng vào thăm quá bất ngờ và không biết được sở thích của bác nên đã không kịp chuẩn bị cho bác một ấm nước chè Truồi. “Chúng tôi lập tức đi chuẩn bị để mời bác một ấm nước chè Truồi nhưng đã không kịp để bác thưởng thức”, ông Bùi kể lại.

Ông Hoàng Ngọc Yến, nguyên bí thư Đảng ủy xã Lộc An thời năm 1981 – 1990, từng có vinh dự được tháp tùng bác Lê Đức Anh 3 lần trong những ngày bác về thăm quê hương. Ông Yến chia sẻ rằng: “Đúng vậy, bác mê nước chè Truồi đến lạ kỳ, mỗi lần bác về bác chỉ mong được thưởng thức một ấm nước chè Truồi".

Ông Hoàng Ngọc Yến xúc động kể về những lần vinh dự được gặp Đại tướng Lê Đức Anh - Ảnh: Lê Toàn
Một góc nhà thờ gia tộc của Đại tướng Lê Đức Anh tại xã Lộc An - Ảnh: Lê Toàn

Trong hồi ức của mình, Đại tướng viết: “…Tôi xin ba má đi làm gia sư ở Huế. Hồi đó Huế là kinh đô của nước An Nam. Huế rất buồn. Chiều tối trên dòng Hương Giang, những câu hò Huế lại ngân lên, nghe buồn da diết, đến nay tôi vẫn còn nhớ:

Chiều chiều trước bến Văn Lâu,

Ai ngồi ai câu, ai sầu ai thảm,

Ai thương ai cảm, ai nhớ ai trông?

Thuyền ai thấp thoáng bên song,

Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non.

Tiếp những dòng ký ức về Cố chủ tịch nước Đại tướng Lê Đức Anh, ông Nguyễn Bùi, Bí thư Đảng ủy xã Lộc An kể rằng năm ấy (2014),Đại tướng nói: “Quê hương mình người dân còn nghèo khó lắm, bác muốn người dân được ấm no, hạnh phúc, nhưng hiện nay bác đã về hưu rồi, không còn làm nữa, nhiệm vụ đó đành giao cho các cháu gánh vác, phải làm sao cho quê hương mình sớm trở thành một xã nông thôn mới, giảm số hộ nghèo xuống mức tối thiếu nhất”.

Đại tướng Lê Đức Anh bên cạnh các vị lãnh đạo của Đảng và nhà nước trong ngày khánh thành nhà Văn hóa - Thư viện- Ảnh: Quế Sơn chụp lại tư liệu
Theo ý nguyện của Đại tướng khu nhà văn hóa - thư viện để lưu niệm về Đại tướng Lê Đức Anh được xây dựng không quá quy mô- Ảnh: Quế Sơn

Phong cách sống gần gũi, giản dị của Đại tướng Lê Đức Anh được người cháu gọi là ông nội chứng minh qua câu chuyện con cháu trong gia đình phải “giấu” đại tướng bằng cách đặt tên cho khu nhà tưởng niệm Đại tướng bằng cái tên “Nhà Văn hóa – Thư viện Đại tướng Lê Đức Anh – Nguyên chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam”.

Anh Lê Hữu Đức, cháu gọi Đại tướng Lê Đức Anh bằng ông nội kể rằng, khi con cháu trong nhà đề xuất xây khu tưởng niệm,Đại tướng đã không đồng ý vì lý do sẽ rất tốn kém chi phí mà người dân thì còn khó khăn. Tuy nhiên vì muốn có một nơi thờ phụng về sau cũng như lưu giữ những kỷ niệm của Cố chủ tịch nước nên con cháu trong gia đình đã nói với Đại tướng rằng xây ra một nhà văn hóa để trẻ em trong xã có nơi lui tới đọc sách.

Hiện khu lưu niệm đang được chính quyền địa phương gấp rút sửa sang lại -Ảnh:Quế Sơn

“Khi nói như vậy Đại tướng mới đồng ý cho xây dựng, thậm chí đã có những kế hoạch xây dựng khuôn viên trước nhà văn hóa nhưng Đại tướng đã không đồng ývì tốn kém chi phí lớn. Sau một thời gian thuyết phục rồi thi công xây dựng, tháng 4.2012 khu nhà văn hóa lưu niệm đại tướng đã được khánh thành, lúc khánh thành có nhiều vị lãnh đạo của Đảng và nhà nước đến thăm quan và chúc mừng”, anh Lê Hữu Đức chia sẻ.

Ông Nguyễn Bùi, Bí thư Đảng ủy xã Lộc An cũng chia sẻ rằng, đã có những ý kiến về việc xây dựng 1 con đường nối thẳng vào nhà lưu niệm nhưng kinh phí xây dựng lớn nên Đại tướng đã không đồng ý. Hiện nay sau khi Đại tướng mất, chúng tôi đã gấp rút cho sửa sang lại nhà văn hóa lưu niệm Đại tướng để người dân có thể đến viếng thăm Đại tướng trong những ngày diễn ra tang lễ sắp tới.

Quế Sơn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Câu chuyện về nhà Văn hóa- Thư viện mang tên cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh