Với chị Yến, ôm đứa con nhỏ vào lòng sau 42 ngày xa cách là điều hạnh phúc nhất của người mẹ. Nhưng với nhiều người khác, ngày hội ngộ lại là ngày buồn nhất khi họ đến nhận tro cốt của người thân. Giữa những ngày phong tỏa, họ đã không thể nói lời chào trước lúc sinh ly tử biệt.

14 ngày… 10 ngày... 6 ngày...

Chị Kim Yến (đã đổi tên) đếm ngược từng ngày để lại được ôm đứa con gái 15 tháng tuổi và cậu con trai 4 tuổi vào lòng. Thế nhưng, hy vọng vụt tắt ở ngày tự cách ly thứ 9 - khi chỉ còn 5 ngày nữa là chị có thể chạm vào hai đứa con bé bỏng. Chị Yến bị nghi tái dương tính với Covid-19, phải cách ly lại từ đầu.

Chuỗi ngày đếm ngược lại kéo dài thêm nữa.

Cuối tháng 7, chị Yến bắt đầu xuất hiện hàng loạt triệu chứng như mất vị giác, khứu giác, sốt liên tục, ngủ li bì và tức ngực dữ dội. Không hề có yếu tố dịch tễ nên khi đi khám, bác sĩ bước đầu nhận định người phụ nữ 27 tuổi chỉ bị sốt siêu vi. Thế nhưng, 3 ngày sau, chị nhận được thông báo dương tính với SARS-CoV-2.

Chị trở thành F0, cả đại gia đình 7 người gồm bố mẹ ruột, em trai, bố mẹ chồng và hai con nhỏ cũng trở thành F1, phải vào khu cách ly tập trung. Suốt 3 ngày đầu, chị thức trắng đêm vì lo lắng cho người nhà, đặc biệt là 2 đứa con nhỏ.

Tin dữ tới dồn dập. Bố mẹ ruột và em trai của chị lần lượt được thông báo mắc Covid-19. Cả gia đình 4 người có cuộc đoàn tụ đầy trái ngang trong khu điều trị của Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, chiến đấu cùng nhau sau những bức tường phòng bệnh. Điều may mắn nhất với chị là hai con cùng bố mẹ chồng vẫn khỏe mạnh.

Ngày 16/8, chị Yến được công bố khỏi bệnh sau 4 lần âm tính và trở về nhà.

“Mẹ về!”, đứa con trai 4 tuổi líu lo nói cười khi vừa nhìn thấy dáng mẹ trong chiếc áo sơ mi kẻ sọc đứng lấp ló trước cửa nhà. Theo lời dặn dò của bố, cậu biết chưa thể lại gần mẹ vì "mẹ vẫn còn đang ốm". Nhưng đứa con gái nhỏ thì vẫn chưa thể hiểu sao mẹ không ôm mình.

Chị Yến nhìn hai con, dằn lòng mình lại và đi thẳng lên phòng riêng.

Suốt 9 ngày tự cách ly, chị Yến chỉ có thể nhìn chồng con từ gác lửng tầng 2 xuống tầng 1. Khoảng cách giữa 2 tầng nhà chưa bao giờ xa xôi đến thế.

"Cảm giác ở nhà, nghe giọng con mà không được ôm con còn buồn hơn ở trong khu cách ly", chị Yến tâm sự. Nghe con khóc không chịu ăn, hờn không chịu ngủ, lòng người mẹ trẻ cứ nôn nao. Chị chỉ mong cho chuỗi ngày tự cách ly co lại thật nhanh.

Thế nhưng, ngày cách ly thứ 9, chị thấy các triệu chứng ho tái xuất hiện như giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Linh tính điều chẳng lành, chị lập tức gọi điện báo cho bệnh viện.

Bao nhiêu háo hức tắt lịm sau thông báo "nghi nhiễm" của nhân viên y tế. Người mẹ trẻ lại một lần nữa chia tay chồng và các con để đến khu cách ly tập trung.

"Thà chắc chắn bị bệnh thì mình yên tâm điều trị, đằng này cứ thấp thỏm lo không biết mình dương tính hay âm tính", người phụ nữ 27 tuổi kể lại.

5 ngày đầu trở lại khu cách ly tập trung, chị Yến phải trải qua đúng những chặng lo của hơn 3 tuần trước đó. Lo phải điều trị lại, lo chồng con cũng phải đi cách ly tập trung, thương con phải xa mẹ. Lòng chị chồng chất những nỗi lo.

Nhận kết quả âm tính cuối ngày cách ly thứ 5, chị Yến khấp khởi mừng, cứ tưởng sẽ được về nhà. Nhưng bác sĩ thông báo chị phải cách ly tập trung thêm 14 ngày để đảm bảo an toàn.

Một lần nữa, người mẹ trẻ lại đếm ngược chờ ngày về.

Ngày cách ly thứ 14, chị rất sốt ruột. Chỉ sợ lại một lần nữa lỡ hẹn với chồng, với con. May mắn, chị Yến âm tính, không cần phải tự cách ly thêm.

"Con ôm mẹ được chưa?", đứa bé 4 tuổi hớn hở hỏi khi thấy mẹ trước cửa nhà.

"Được rồi. Mẹ hết bệnh rồi", chị Yến vừa dứt câu, đứa nhỏ chạy ào tới sà vào lòng mẹ sau gần 2 tháng xa cách. Đó là cái ôm hạnh phúc nhất trong hơn 4 năm làm mẹ.

Hơn 1 tuần kể từ khi được về bên con, chị Yến hầu như không rời nhà. Chị muốn dành toàn bộ thời gian để ôm con, ăn với con, chơi cùng con. Sau bao nhiêu hoang mang đã trải qua, chị sợ rằng nếu ra ngoài sẽ lại phải xa con thêm lần nữa.

Nội dung trích dẫn...

Tác giả trích dẫn

Sáng 8/8, Bộ Y tế thông báo Việt Nam có thêm 5 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó, 3 người có liên quan tới tâm dịch Đà Nẵng. Hai ca mắc tiếp theo (786-787) ở Quảng Ngãi, đều là F1 của các bệnh nhân Covid-19 đã công bố (BN574, 572, 710 và 630).

Tác giả trích dẫn

Nikola Tesla

Nhà phát minh, kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, và tương lai học

Nikola Tesla (chữ Kirin Serbia: Никола Тесла) (10 tháng 7 năm 18567 tháng 1 năm 1943) là một nhà phát minh, kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, và tương lai học người Mỹ gốc Serbia [2][3][4] mà được biết đến nhiều nhất vì những đóng góp của mình để thiết kế hệ thống cung cấp điệndòng điện xoay chiều hiện đại.[5]

Nikola Tesla

Nhà phát minh, kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, và tương lai học

Nikola Tesla (chữ Kirin Serbia: Никола Тесла) (10 tháng 7 năm 18567 tháng 1 năm 1943) là một nhà phát minh, kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, và tương lai học người Mỹ gốc Serbia [2][3][4] mà được biết đến nhiều nhất vì những đóng góp của mình để thiết kế hệ thống cung cấp điệndòng điện xoay chiều hiện đại.[5]

1234
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam
6 giờ trước Sự kiện
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chia ly và hội ngộ sau đại dịch