Thời gian gần đây, thú chơi sưu tầm đồ cổ đã không còn quá lạ đối với nhiều người trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua về một món đồ cổ ưa thích, mà chẳng hề biết rằng món đồ đó có phải là đồ cổ thật hay không.

Chiêu trò 'hô biến' những món đồ...mới thành đồ cổ

Trần Khải | 02/10/2019, 06:17

Thời gian gần đây, thú chơi sưu tầm đồ cổ đã không còn quá lạ đối với nhiều người trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua về một món đồ cổ ưa thích, mà chẳng hề biết rằng món đồ đó có phải là đồ cổ thật hay không.

Dĩa sành vỡ… bỗng thành “đồ cổ”

Trên địa bàn TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau, hiện nay xuất hiện khá đông lực lượng chuyên cung cấp những món đồ cổ cho những người có sở thích sưu tầm đồ độc lạ. Có rất nhiều món đồ vật được rao bán như: đồ đồng, các loại đá quý cho đến nanh móng các loài động vật hoang dã đã bị cấm mua bán như hổ, gấu…

Anh Đ., người có sở thích sưu tầm đồ cổ ở TP.Cà Mau, cho biết, anh có 1 chiếc nhẫn thời Óc Eo đúng chất là đồ cổ. Từ khi anh có món đồ này trong người thì mọi việc làm của anh đều hanh thông, suôn sẻ và gặp nhiều may mắn. Đó cũng là hấp lực của dân chơi đồ cổ. Theo anh Đ., dân chơi đồ cổ ở Cà Mau chỉ chuộng 2 loại đồ cổ, một là loại đồ cổ bằng gỗ như tủ, bàn, ghế… Thứ hai là đồ đồng bao gồm những vật có kiểu dáng nguyên thủy. Tất cả những món đồ này hầu như không cần qua mộtthẩm định nào của giới chuyên môn, chỉ truyền tai nhau mà ra.

Theo anh Đ. trước đây anh có biết mộttay buôn, trong lúc nhậu say, người này ra vườn đi vệ sinh thì vô tình phát hiện 1 chiếc dĩa bị vỡ. Thấy thế, tay buôn này đã hình dung trong đầu là nên dùng món đồ này như thế nào. Dựa trên những họa tiết đường nét còn trên cái dĩa vỡ, rồi anh ta bắt đầu thổi lên miếng dĩa này là “đồ cổ” quý hiếm và đẩy giá khoảng vài triệu đồng. Mặc dù đó chỉ là một mảnh đồ ve chai, bị vứt bỏ, chẳng có giá trị gì.

“Nếu khách hàng thích và ngã giá muốn mua miếng đồ đó chừng 1 triệu thôi, họ vẫn lời. Còn nếu trả vài trăm ngàn thì họ sẽ không bán vì cho rằng bị lỗ và bắt đầu họ bỏ đi. Tuy nhiên, hôm sau họ sẽ quay trở lại vị trí đó và nói cần tiền gấp nên đồng ý bán lỗ. Khi đó, khách hàng đồng ý mua và cứ đinh ninh nghĩ rằng mình mua được món đồ cổ xưa đúng hiệu, nhưng không ngờ bị lừa. Đó là chiêu thức kinh doanh “đồ cổ” của những tay buôn”, anh Đ. chia sẻ.

Một điều nữa mà anh Đ. rút ra từ thú chơi này đó là, hiện tại giới chuyên môn nghiên cứu về những món đồ cổ thứ thiệt ở Cà Mau chỉ đếm trên đầu ngón tay và anh cũng khẳng định những người hành nghề này không có ai qua trường lớp bài bản và đủ khả năng để thẩm định những món đồ này. Những người sưu tầm, chuyên sống bằng nghề này thì họ thổi vào đó những yếu tố tâm linh, huyền bí huyễn hoặc để tạo cho khách hàng tò mò, tìm mua.

Những món đồ xưa cũ được bày bán - Ảnh: Quốc Trần

“Có thể là những món đồ mà người dân cào được từ những chiếc tàu chìm hoặc vứt xuống biển bỏ ở Sông Đốc… Sau đó, họ mua lại rồi thổi phồng sự việc lên thôi. Vì theo tương truyền, ở Sông Đốc hồi đó có 1 chiếc tàu của Trung Quốc khi di chuyển qua đây rồi bị phá nước, đắm chìm. Sau này, người dân đánh bắt thủy sản cào được thì những tay buôn này mua lại đem đi rao bán. Thật ra, những món đồ đó, có nguồn gốc từ Nhật Bản”, mộtngười chuyên chơi, sưu tầm đồ cổ cho hay.

Cũng theo người này, có một số tay buôn còn áp dụng hình thức mua những món đồ giả về. Sau đó, đem đi vứt xuống biển, đáy sông để cho hào hến đeo bám thì họ đem lên và vẫn giữ nguyên hình hài như vậy đem đi bán và vẽ chuyện thổi vào đó những yếu tố huyền bí để tạo sự hiếu kỳ của người mua.

Nếm trái đắng vì mua nhầm… “đồ cổ”

Theo tìm hiểu của PV, đã có trường hợp vì thú chơi, sưu tầm đồ cố nhưng không biết rõ về nguồn gốc, cũng như chẳng có khả năng thẩm định những món đồ này mà đa phần là tin theo những tay lái buôn nói nên đã bị lừa. Tuy nhiên, sau khi bị lừa, họ chỉ “ngậm bồ hòn làm ngọt” chứ không làm ầm lên. Để gỡ gạc, họ sẽ dùng món đồ này rao bán cho người khác với mong muốn lấy lại chút vốn liếng.

Ông T. - dân chơi chuyên sưu tầm đồ cổ, đồ xưa cũ, ở Cà Mau, thông tin: “Những món đồ được bày bán hiện nay đa phần không phải là đồ cổ. Đa phần là đồ giả cổ. Thậm chí có nhiều món đồ có nguồn gốc từ Thái Lan, Campuchia. Công nghệ hiện nay rất tân tiến, những tay buôn bán rất dễ chế tác ra 1 món đồ giả cổ mà mắt thường khó có thể nhận biết được”. Trong giới chơi đồ cổ đã không ít người bị “sập bẫy” một cách cay đắng. Sau khi biết mình bị gạt, họ coi như đó là chi phí tìm hiểu về thú chơi này”.

Một nanh vuốt của động vật hoang dã - Ảnh: Quốc Trần

Anh D., ở H.Ngọc Hiển (Cà Mau) kể: “Vài tháng trước, ông già vợ tôi có mua được 1 con ếch bằng đồng với giá 30 triệu đồng của 1 người tài xế xáng cuốc, trong lúc cải tạo vuông đào được. Cứ tưởng đấy là đồ cổ thật, nhưng sau đó, thì nhờ người xem mới biết đó là đồ giả, giờ còn để ở trong tủ chưa bán được”. Theo anh D., khi mua những món đồ này thì khi bị “nạn” phải chấp nhận, lặng thinh. Nín thinh để sau này còn trao đổi cho người khác được. Chứ nói ra rồi thì món đồ đó xem như đồ bỏ và không còn giá trị sử dụng nữa.

Mộttay chơi đồ cổ khác ở Cà Mau cho hay, hiện nay việc săn tìm đồ cổ ở địa phương đã như một phong trào, nên mỗi địa phương đều có 1 hội đồ xưa, độc lạ riêng. Sau đó, họ đến trao đổi rồi đem về địa phương bán, những mặt hàng chủ yếu được trao đổi từ các tỉnh thành như Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang…

“Mặc dù họ không biết về nguồn gốc những món đồ đó như thế nào, nhất là những món đồ là trang sức của người Chăm, Campuchia, Thái Lan… Nét văn hóa này rất khác với bên mình nên không ai có thể hình dung được nên những món đồ này rất là dễ bán”, tay chơi cho biết.

Thông thường, mỗi món đồ trang sức đều có giá từ vài trăm đến vài triệu. Còn đối với những món đồ gỗ cổ thì giá rất cao, có khi lên đến vài trăm triệu đồng, nhưng thấp nhất cũng từ 50 - 60 triệu đồng/món. Đối với những tay buôn, khi bán những món đồ này thì không hề có giá cố định.

Đồ ‘cổ’ được bày bán - Ảnh: Quốc Trần

“Khi họ thổi hồn vào những món đồ đồng, thau thì họ đẩy giá lên rất cao, so với giá trị thực,mỗi món có giá từ 6 - 8 triệu đồng là chuyện thường. Tùy vào khối lượng, kích cỡ của những món đồ, nhưng thựcchất giá trị của nó không có là bao nhiêu. Có những tay buôn rất gian xảo, họ chọn mua những món đồ đồng ở chợ Sài Gòn, bên trong thì bọng không à, sau đó mang về đổ chì hoặc xi măng, cát, đá… rồi trám lại bằng đồng.

Khi đó, trọng lượng của món đồ rất nặng rồi bán giá rất cao. Những đồ đó ở chợ Sài Gòn có rất nhiều, họ lên đó nghiên cứu, chọn mua những món nào xưa xưa rồi mang về thổi vào đó những truyền thuyết ma mị, tâm linh, phong thủy rồi đem bán",anh Đ. thông tin thêm.

Do vậy, nếu người dân phát hiện cổ vật cũng như có người đến giới thiệu mời mua (mà không có giấy tờ chứng minh hợp pháp) thì người dân nên báo cho chính quyền địa phương, cơ quan công an nơi gần nhất để kịp thời xử lý theo quy định pháp luật. Nhất là, khi người dân nghi ngờ các đối tượng mời bán có hành vi lừa đảo hoặc làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị tại địa phương.

Quốc Trần
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiêu trò 'hô biến' những món đồ...mới thành đồ cổ