Mặc dù tên của Pottinger hầu như không được công chúng biết đến, nhưng ảnh hưởng của ông đối với chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ còn được cảm nhận trong nhiều năm tới.

Chính quyền Trump thất bại nhưng di sản đối phó Trung Quốc của người Mỹ thầm lặng vẫn mãi còn

Anh Tú | 08/01/2021, 14:10

Mặc dù tên của Pottinger hầu như không được công chúng biết đến, nhưng ảnh hưởng của ông đối với chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ còn được cảm nhận trong nhiều năm tới.

Khi những fan cuồng Tổng thống Trump xông vào Điện Capitol vào chiều thứ tư, một số quan chức chính quyền cấp cao đã nhân cơ hội từ chức. Một trong số đó là phó cố vấn an ninh quốc gia Matthew Pottinger.

Hầu hết người Mỹ có thể sẽ xem Pottinger như một quan chức buồn tẻ khác của Trump, mà không nhận ra tầm quan trọng lớn hơn của ông trong bốn năm phục vụ Nhà Trắng. Mặc dù tên của Pottinger hầu như không được công chúng biết đến, nhưng ảnh hưởng của ông đối với chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ còn được cảm nhận trong nhiều năm tới. Chính quyền sắp tới của Biden được thiết lập để duy trì nhiều thay đổi trong cách tiếp cận với Trung Quốc của chính phủ mà Pottinger, cùng với các quan chức cùng chí hướng khác, đã nỗ lực thực hiện.

Dân biểu Mike Gallagher đến từ Wisconsin (thuộc đảng Cộng hòa), người từng làm việc với Pottinger khi cả hai đều là sĩ quan tình báo thủy quân lục chiến ở Iraq, cho biết: “Thực khó để mô tả ảnh hưởng của Matt đối với an ninh quốc gia Mỹ. Ông ấy để lại một di sản trong bốn năm có tác động như bất kỳ chiến lược gia người Mỹ nào trước ông ấy".

trump.jpg
Pottinger bên cạnh ông Trump

Vào ngày 3.12.2016, Pottinger nhận được cuộc gọi từ chỉ huy cũ của mình ở Afghanistan, tướng về hưu Michael Flynn, người được sắp xếp trở thành cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Pottinger đã phóng chiếc xe đạp Citi Bike từ văn phòng ở Manhattan đến Tháp Trump và tham gia nhóm chuyển tiếp. Đây là một ngày sau khi Trump chấp nhận cuộc gọi từ nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ-Trung sau 4 thập kỷ buồn tẻ.

Bắt đầu từ ngày đầu tiên của chính quyền, Pottinger hoạt động như quan chức cấp cao của Flynn về châu Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia và vẫn tại vị sau khi Flynn bị sa thải. Dưới quyền của người thay thế của Flynn, HR McMaster, Pottinger đã làm việc với các quan chức khác để đưa ra các hướng dẫn mới về chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc, gồm cả việc đánh giá chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương", cũng như phần Châu Á trong Chiến lược An ninh Quốc gia, trong đó xác định Trung Quốc là " đối thủ." Nhóm của Pottinger đã đóng góp rất nhiều vào các cuộc điều tra và báo cáo mô tả chi tiết hành động xâm lược kinh tế của Trung Quốc, thứ tạo nền tảng cho cuộc chiến thương mại của Trump chống lại Bắc Kinh.

Pottinger tiếp tục dưới quyền cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và được nâng lên làm Phó cố vấn an ninh quốc gia dưới quyền người thay thế của Bolton, Robert C. O’Brien. Pottinger là người soạn thảo các bài phát biểu quan trọng và đi khắp thế giới để giải thích chiến lược đối phó Trung Quốc thường bị hiểu lầm của chính quyền Trump. Pottinger cố tình giữ một vai trò mờ nhạt, nhưng thỉnh thoảng ông bước ra trước công chúng để giải thích suy nghĩ đằng sau cách tiếp cận của chính quyền.

Vào mùa thu 2018, phát biểu tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, Pottinger lập luận rằng bản thân Khổng Tử cũng muốn các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đối thoại một cách trung thực về sự cạnh tranh mà hai nước đang tham gia. “Đối với chúng ta, đây thực sự là một ví dụ về những gì Khổng Tử được gọi là chính danh, ông nói, trích dẫn từ "Luận Ngữ" bằng cả tiếng Quan Thoại và tiếng Anh. “Đối với chúng ta,‘ cạnh tranh’ không phải là từ chỉ gồm mấy chữ cái”.

pot3.jpg

Pottinger là người cứng rắn với Trung Quốc nhưng không ngang ngạnh giống các quan chức như cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Stephen K. Bannon hay cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro. Nhưng Pottinger thường phản đối những người theo chủ nghĩa thỏa hiệp như Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Pottinger tin tưởng vào việc khôi phục sự cân bằng quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ ở châu Á sau nhiều năm bỏ bê do chính sách lỏng lẻo ở Washington.

Do có trải nghiệm từ cuộc khủng hoảng đại dịch SARS năm 2003 với tư cách là phóng viên của Wall Street Journal ở Trung Quốc, Pottinger là một trong những quan chức Mỹ đầu tiên cảnh báo về đại dịch coronavirus khi nó bắt đầu lây lan. Vào tháng 1.2020, ông đã triệu tập và chủ trì một số cuộc họp liên ngành đầu tiên về cuộc khủng hoảng COVID. Ông và O’Brien đã thúc đẩy Trump đặt lệnh cấm đi lại với Trung Quốc vào cuối tháng đó, một trong số ít các quyết định đúng đắn về đại dịch mà Trump đã thực hiện đúng đắn.

Pottinger cũng tập trung vào việc nâng cao nhận thức về những nỗ lực của người Trung Quốc nhằm truyền bá ảnh hưởng và can thiệp vào các tổ chức khác nhau của Mỹ, gồm cả học viện, lĩnh vực công nghệ và Phố Wall. Bên trong bộ máy hành chính, ông đã mở rộng đội ngũ nhân viên khu vực châu Á của Hội đồng an ninh quốc gia và thúc đẩy tất cả các cơ quan an ninh quốc gia tăng cường cảnh giác tập trung vào Trung Quốc.

Chính quyền sắp tới của Biden đang có kế hoạch tiếp tục phần lớn cách tiếp cận cơ bản của Trung Quốc mà Pottinger và các cộng sự khác đã đặt ra, mặc dù có một số thay đổi. Điều đó phản ánh sự nhất trí của lưỡng đảng trong Quốc hội và ngày càng nhiều cử tri cả hai đảng kêu gọi hình thành một chiến lược đối đầu mạnh mẽ hơn với các nguy cơ từ Bắc Kinh. Biden dự kiến lập một đội đặc trách lấy tên “Asia czar” trong Hội đồng an ninh quốc gia. Dù muốn hay không cũng phải nhận ra tầm quan trọng của việc có một quan chức cấp cao như Pottinger phụ trách điều phối vấn đề này.

Các quan điểm riêng của Trump về Trung Quốc thường bị cảm xúc chi phối, lúc thì sa đà vào tình bạn của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đôi khi miêu tả Trung Quốc như một kẻ thù cay đắng. Nhưng Pottinger đã giúp chuyển những cảm xúc lẫn lộn đó thành mạch trạng thái lâu dài hơn dưới chính quyền Trump.

Đầu năm 2020, khi Donald Trump vẫn còn khen Tập Cận Bình tích cực chống dịch coronavirus, Pottinger cảnh cáo về một chiến dịch quy mô của Bắc Kinh nhằm che giấu sự trầm trọng của đại dịch. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng từ "virus Vũ Hán" tại Nhà Trắng, và sau đó tổng thống Trump dùng lại, trong lúc Trung Quốc gây áp lực lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để gọi là "Covid-19".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính quyền Trump thất bại nhưng di sản đối phó Trung Quốc của người Mỹ thầm lặng vẫn mãi còn